Ở Liên Xô, chơi thể thao là một phần của cuộc sống hằng ngày. Người ta cho rằng tốt hơn là có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, và vì thế, ngay từ thời thơ ấu, mỗi một người đàn ông và phụ nữ Liên Xô cần phải quan tâm đến sức khỏe và hoạt động thể chất của mình.

Giáo dục thể chất ở các trường học thời Liên Xô đã diễn ra như thế nào?

16/04/2020, 05:26

Ở Liên Xô, chơi thể thao là một phần của cuộc sống hằng ngày. Người ta cho rằng tốt hơn là có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, và vì thế, ngay từ thời thơ ấu, mỗi một người đàn ông và phụ nữ Liên Xô cần phải quan tâm đến sức khỏe và hoạt động thể chất của mình.

Lớp thể dục ở Liên Xô

Một vóc dáng khỏe mạnh, cơ bụng săn chắc, cánh tay rắn rỏi và một ngoại hình đẹp, hướng đến tương lai tươi sáng - nam giới và phụ nữ trẻ tuổi trên các poster Liên Xô trở thành một cách tạo động lực cho cả quốc gia. Tại sao họ lại quá chú ý đến thể thao trong thời kỳ Liên Xô?

Từ năm 1920 đến những năm 1930, Liên Xô bị kiệt sức. Ví dụ, tội phạm trẻ em tăng nhanh, vì trong những năm sau Cách mạng Tháng Mười và nội chiến, đất nước chứng kiến hàng triệu trẻ em mất cha mẹ và sống trên đường phố. Thể thao là một cách để đấu tranh tội phạm đối với thế hệ trẻ hơn. Bên cạnh đó, thể thao giúp chiến đấu với chuyện nghiện rượu và những thói quen không lành mạnh khác.

Những khó khăn trong chính sách đối ngoại của đất nước và tình trạng sức khỏe yếu ớt của người dân gây nguy hiểm đến an ninh của Liên Xô. Điều này không có lợi cho chính phủ Liên Xô khi thường xuyên duy trì một quân đội thường trực, đây là lý do tại sao các nhà chức trách quyết định tuyên truyền hàng loạt về thể thao, vì thế, người lao động có thể có sức khỏe tốt và, nếu cần thiết, có thể bảo vệ quê hương của họ.
Thể thao ở Liên Xô - thể thao của hàng triệu người

Để đạt được mục đích này, chính phủ thực hiện nhiều hành động cưỡng chế. Ví dụ, chế độ tập luyện hằng ngày đối với nam giới Liên Xô bắt đầu bằng một chương trình tập thể dục buổi sáng bắt buộc trên đài phát thanh. Trong ngày, anh ta phải hoàn thành bài tập thể dục đã được soạn sẵn với tất cả đồng nghiệp của mình.

Sau này, trong thời hậu Liên Xô, người ta thậm chí chế “công việc thường làm hằng ngày” này thành trò đùa:
-Anh tập thể dục theo chương trình đài phát thanh sáng nay chưa?
-Dĩ nhiên rồi. Nhưng tôi chỉ tập động tác đầu tiên.
-Là gì…?
-“Mở cửa sổ”.

Nghịch lý ở chỗ chính nhờ vào hiệu ngữ tuyên truyền “Thể thao, bạn là hòa bình” mà nhiều người Liên Xô bắt đầu thích tập thể dục hằng ngày, vì thế, nó nhanh chóng trở thành một trào lưu. Các môn thể thao được xem là phương thuốc chữa tất cả các bệnh tật; thế nên, các nhà chức trách cố gắng khắc sâu vào tâm trí người dân tầm quan trọng của thể thao ngay từ thời thơ ấu.

Công nhân may tập thể dục trước khi vào làm

Các trường học Liên Xô hướng đến một chế độ tập luyện đa dạng: thể dục và động tác nhào lộn, các hoạt động ngoài trời (thậm chí vào mùa đông), và trang thiết bị tập thể dục trong nhà. Một số tổ chức giáo dục, ví dụ, các trường chuyên về thể thao, cũng có hồ bơi riêng, điều này được xem là một đặc quyền.

Sau khi ra mắt chương trình đào tạo thể chất đại chúng vào năm 1931, vốn được biết đến qua cụm từ viết tắt bằng tiếng Nga, GTO có nghĩa là “Sẵn sàng lao động và bảo vệ”, đa số các lớp giáo dục thể chất cho giới trẻ tăng một cách đáng kể.

Theo một độ tuổi cụ thể, một vận động viên phải hoàn thành các bài tập khác nhau trong một quãng thời gian cố định, nhưng đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng: để giành một huy chương vàng GTO, một người đàn ông tuổi từ 19 đến 28 phải thực hiện 13 lần kéo xà và chạy 100 mét trong 13 giây; trong khi đối với những người trong độ tuổi 29 đến 39, đó là 9 lần kéo xà và chạy trong 14 giây, và đây là chỉ là hai trong nhiều nhiệm vụ hơn thế nữa!

Hồ bơi là thứ xa xỉ đối với các trường học Liên Xô

Hiệu ngữ GTO thậm chí được làm thành bất tử trong thơ, ví dụ, một nhà thơ Liên Xô Samuel Marshak viết: Câu chuyện về một anh hùng vô danh, nhấn mạnh đến chuyện thể lực tốt và lòng dũng cảm của công dân Liên Xô quá tuyệt vời: “Nhiều người có bờ vai rộng và mạnh khỏe ‘…’ mỗi người sẵn sàng lao động và bảo vệ tổ quốc!”

Các hoạt động thể dục

Hầu hết các hoạt động được tổ chức trong một phòng tập. Một bài học giáo dục thể chất cổ điển bao gồm khởi động, chạy theo hình vòng tròn, và sau đó, hoạt động chính thường là các bài tập với trang thiết bị đặc biệt.

Trẻ em phải đu dây thừng, nhảy qua bục gỗ hoặc nhào lộn trên xà kép. Những tiêu chuẩn thể thao đối với các cô bé và cậu bé không khác nhau nhiều; và vì thế, họ học chung với nhau. Bài học thường kết thúc với các trò chơi khác nhau như rượt đuổi, hoặc những trò chơi với bóng. Đó là cách bóng chuyền (pioneerball) ra đời - phiên bản của bóng chuyền địa phương.

Sambo (cụm từ viết tắt của samozashchita bez oruzhiya, có nghĩa là “tự vệ mà không cần vũ khí”), là môn thể thao chiến đấu khá mới của Liên Xô, và phổ biến đối với nam thanh niên. Sambo bao gồm các kỹ thuật chiến đấu và thay đổi theo các quốc gia khác nhau. Học sinh (hầu hết là nam) được đào tạo trong các trường Sambo hoặc các khoa Sambo chuyên nghiệp sau khi tan học.

Hình vẽ trên huy hiệu GTO có nghĩa là “Sẵn sàng lao động và bảo vệ”

Một số trường học cũng có một phòng đặc biệt với thiết bị nặng, nhưng do nguy cơ bị thương cao, phòng hầu như chỉ dành cho học sinh lớn hơn sử dụng.

Các môn thi đấu và các cuộc chạy đua tiếp sức

Thật khó tưởng tượng một lớp giáo dục thể chất mà không có các môn thi đấu - đá banh, bóng rổ và bóng chuyền. Đây là các hoạt động thú vị nhất đối với trẻ con. Bên cạnh các lớp thể dục, trong mùa nóng, học sinh chơi các trò chơi ngoài trời. Tuy nhiên, những vận động viên giỏi nhất đại diện cho trường của họ trong các cuộc tranh tài giữa các trường với nhau trong thành phố.

Hơn nữa, các cô bé và cậu bé Liên Xô tham gia trong các cuộc đua được xem là một trong những hoạt động thể thao quan trọng nhất. Họ lập những đội hình và thi đấu một cách nhanh nhẹn, chạy vượt chướng ngại vật và cố gắng nhanh chân hơn những đội khác. Trường học thường tổ chức các cuộc tranh tài địa phương, chuyện này thậm chí thu hút người hâm mộ địa phương. Một trong những cuộc tranh tài, trò chơi thể thao quân sự Zarnitsa, là một phần của chuyện đào tạo quân sự bước đầu dành cho trẻ em. Hai đội đấu với nhau phải chiếm cơ sở và cờ của kẻ thù. Các cậu bé thích trò chơi này; ở một chừng mực nào đó, nó chuẩn bị cho họ cho những đòi hỏi thể chất nghiêm ngặt hơn chờ đợi họ trong quân đội.

Hơn 5 ngàn người tham gia chương trình đào tạo thể chất đại chúng GTO

Các bài học giáo dục thể chất thường được chiếu trong các bộ phim Liên Xô về học sinh. Trong bộ phim nổi tiếng, The Adventures of the Elektronic (1980), một số cảnh diễn ra trong phòng tập thể dục.

Trong một bộ phim Liên Xô khác, Visitor from the Future (1985), có một cảnh chính cho thấy các hoạt động ngoài trời trông như thế nào trong một bài học giáo dục thể chất của Liên Xô.

Các hoạt động mùa đông

Mùa đông không phải là lý do để ngưng các hoạt động ngoài trời, các môn thể thao như bóng rổ được thay thế bằng trượt tuyết băng đồng. Một số học sinh thật sự hứng thú môn này trong khi đối với những học sinh khác, trượt tuyết là một môn học bắt buộc rất chán vì họ phải mặc đồ trượt tuyết không thoải mái và mang theo trang thiết bị.

Một số trường chuyên nghiệp có sân trượt băng riêng (một đặc quyền tương tự như có hồ bơi), nơi trẻ con có thể tham gia trượt băng nghệ thuật hoặc chơi khúc côn cầu.

Đối với những người không có điểu kiện, người ta dành một sân khúc côn cầu công cộng ở mỗi quận, nơi trẻ con chơi vào thời gian rảnh rỗi sau khi tan học. Nhưng chắc chắn hầu hết trẻ con Liên Xô không bao giờ bỏ qua cơ hội đùa giỡn khi chơi trò ném tuyết với các bạn, nằm trên tấm trượt và trượt tuyết khi kết thúc buổi học.

Đội khúc côn cầu gồm các em học sinh

Nhìn chung, tiêu chuẩn sống của người dân đã được cải thiện, và thể thao là một trào lưu thịnh hành. Các nhà chức trách không còn tập trung vào hành động chiến tranh quốc tế tiềm ẩn, và người ta nhận tổ chức các sự kiện thể thao đại chúng và các giải đấu. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 do Trung tâm nghiên cứu ý kiến công chúng Nga tiến hành, 60% người Nga thích thể thao. Ngoài ra, các hoạt động thể chất khác nhau dành cho người lớn và trẻ con cũng dễ tiếp cận hơn.

Hiện nay, các bài học giáo dục thể chất được đổi mới. Một mặt, các hoạt động trên dây thừng, thang thể dục, bục gỗ và trang thiết bị thể dục khác bị cấm vì nguy cơ gây chấn thương cao. Thay vào đó, người ta mở các lớp học khiêu vũ, biên đạo múa, thể dục nhịp điệu, và thậm chí căng cơ. Đối với những người muốn học chuyên sâu, có những trường thể dục hoặc những đội nhóm chuyên nghiệp dành cho họ sau khi tan học. Tuy nhiên, các môn thi đấu thú vị nhất, cũng như trượt tuyết, vẫn là một phần không thể thiếu của các bài học giáo dục thể chất.

Mê Linh (theo RBTH)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục thể chất ở các trường học thời Liên Xô đã diễn ra như thế nào?