“Ngành học rất quan trọng. Tôi nghĩ thí sinh học ngành mình không thích là điều rất đáng tiếc. Nếu có thể, các trường đại học nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành”, giáo sư Ngô Bảo Châu nói.

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành

Một Thế Giới | 25/08/2015, 15:58

“Ngành học rất quan trọng. Tôi nghĩ thí sinh học ngành mình không thích là điều rất đáng tiếc. Nếu có thể, các trường đại học nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành”, giáo sư Ngô Bảo Châu nói.

“Các bạn trẻ hoàn toàn có thể có cuộc sống ý nghĩa, đem lại cho mình niềm vui mà không nhất thiết phải cố lấy bằng đại học”. Đó là chia sẻ của giáo sư Ngô Bảo Châu trong buổi họp báo chiều tối qua 24.8 tại Hà Nội. 

Thực tế, trong kỳ tuyển sinh hiện nay, có nhiều thí sinh vì muốn đỗ vào một trường đại học đã bỏ qua yếu tố định hướng nghề nghiệp, sẵn sàng chấp nhận học một ngành mình không thích hoặc không hợp với mình. 
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng sính bằng cấp là một tàn dư của xã hội phong kiến xưa và điều đó đang dẫn đến nhiều hệ luỵ. 
“Ngành học rất quan trọng. Tôi nghĩ thí sinh học ngành mình không thích là điều rất đáng tiếc. Nếu có thể, các trường đại học nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành,” giáo sư Châu nói. 
Phân tích cụ thể hơn, giáo sư Ngô Bảo Châu nói mỗi người sinh ra có những kỹ năng khác nhau, mối quan tâm khác nhau. Giá trị mỗi con người cũng không chỉ được đánh giá ở việc giỏi toán hay giỏi văn mà trên nhiều tiêu chí. 
“Đứa trẻ nào cũng có phẩm chất riêng. Giáo dục phải đa dạng để những phẩm chất đó được phát triển và trở thành một tác phẩm sau này”, giáo sư Ngô Bảo Châu lưu ý. 
Về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia gây xôn xao dư luận trong nước, giáo sư Châu cho biết bản thân ông vẫn bảo lưu quan điểm nên bỏ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vì “với tôi, kiểm tra học tập nên theo cả quá trình thay vì một cuộc thi áp lực”. 
Tuy nhiên, ông cho rằng cơ quan quản lý có những lý do riêng của họ về việc tổ chức kỳ thi và sự phức tạp là điều khó tránh khỏi. Ông cũng hình dung kỳ thi sẽ có nhiều khó khăn và cũng mường tượng được những vấn đề phụ huynh, thí sinh gặp phải. 
"Tôi cũng ngờ rằng có thể có phương án ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng cần ghi nhận cố gắng lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức kỳ thi năm nay vì kỳ thi đã có tính trung thực cao hơn năm trước. 
Tôi nghĩ rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh", ông Châu nhận định.
Theo Vietnam+

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Nên tạo điều kiện để các em có thể đổi ngành