Không có bộ sách nào kỳ dị như kinh dịch, là một kiệt tác của không biết bao nhiêu người nối tiếp nhau bao ngàn năm biên soạn không đầy trăm trang. Kinh dịch vẫn trên đường tiếp diễn hoàn thiện, bình quân hằng trăm năm được vài ba trang sách. 

Giới thiệu về Kinh Dịch

Một Thế Giới | 23/12/2013, 16:02

Không có bộ sách nào kỳ dị như kinh dịch, là một kiệt tác của không biết bao nhiêu người nối tiếp nhau bao ngàn năm biên soạn không đầy trăm trang. Kinh dịch vẫn trên đường tiếp diễn hoàn thiện, bình quân hằng trăm năm được vài ba trang sách. 

Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững". Dịch có nghĩa là con kỳ nhông tắc kè, có sách gọi là con Tích Dịch, có nghĩa là "thay đổi" hay "chuyển động".
Đây là quyển sách về các quẻ dịch, diễn đạt quy luật sự biến đổi trong vũ trụ, và diễn giải Bát Quái và các quẻ biến hóa ra. 
Nội dung tổng quát
64 quẻ trong kinh dịch nên ra 64 phương thức âm dương biến đổi đối lập thống nhất, bàn về hiện tượng, biến hóa của vũ trụ và tìm hiểu nguyên do của sự sống. 
Ngoài ra nó còn phản ánh quy luật phổ biến của:
  • Thiên nhiên và con người
  • Giữa vũ trụ quan và nhân sinh quan
Kinh Dịch là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua sự đối kháng và thay đổi (chuyển dịch)
Lịch sử của Kinh Dịch
Kịnh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (khoảng 2852 - 2738 TCN), được cho là người sáng tạo ra Bát Quái là tổ hợp của ba hào và xây dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Tương truyền, tình cờ ngài thấy một con Long Mã từ sông Hoàng Hà bay lên, trên lưng có những đốm đen và trắng kỳ dị, Phục Hy ghi chếp đồ hình này và lưu truyền lại gọi là Hà Đồ. 
Gioi thieu ve Kinh Dich
Sau đó, Kinh Dịch được vua Vũ nhà Hạ phát triển. Tương truyền, vua Vũ trong khi trị thủy tình cờ thấy một con thần quỷ xuất hiện trên sông Lạc. Quan sát những nốt trên lưng ông ghi chép ra thành Lạc Thư hay còn gọi là Quy thư, mà sau này tổng hợp lại thành Hậu Thiên Bát Quái. Người ta xếp đặt tám quẻ chồng lên nhau tạo ra 64 quẻ hiện nay. Vào thời vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả 64 quẻ được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn. 
Gioi thieu ve Kinh Dich
Sau đó Kinh Dịch được tiếp tục phát triển bởi Chu Công và Khổng Tử, rồi đến nhà bác học Albert Einstein (1897 - 1955) xem Kinh Dịch rồi kết luận "... xem ra có nhiều đường dẫn đến khoa học".
Dịch Linh (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới thiệu về Kinh Dịch