Việc chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy Google đang lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel sang Việt Nam

28/02/2020, 23:18

Việc chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy Google đang lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Mặc dù thương hiệu điện thoại Pixel của Google chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngành công nghiệp smartphone nhưng nó có tốc độ phát triển rất nhanh - Ảnh từ Internet

Theo báo cáo từ Nikkei Asian Review, Google đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam, với mong muốn xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ ở Đông Nam Á, làm bàn đạp cho tham vọng phát triển mảng kinh doanh phần cứng của công ty.

Nguồn tin của tờ báo trên cho biết Google đã làm việc với đối tác để chuyển đổi một nhà máy Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh, bắt đầu sản xuất điện thoại Pixel vào mùa hè năm 2020 này. Đây cũng là địa điểm mà Samsung đã phát triển chuỗi cung ứng và sản xuất smartphone, do đó Google sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm được nguồn lao động có kinh nghiệm trong thời gian ngắn.

Việc chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy Google đang lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, giữa các vấn đề liên quan đến việc thuế và chi phí lao động tại Trung Quốc có thể tăng cao. Theo các nguồn tin, Google dự định sẽ chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất phần cứng dành cho thị trường Mỹ ra khỏi Trung Quốc, bao gồm cả điện thoại Pixel và loa thông minh Google Home.

Việc đặt dây chuyền sản xuất tại Việt Nam sẽ giúp Google đạt được tham vọng phát triển mảng phần cứng, với mục tiêu xuất xưởng khoảng 8-10 triệu chiếc smartphone trong năm 2020, con số gấp đôi so với năm 2019.

Mặc dù thương hiệu điện thoại Pixel của Google chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngành công nghiệp smartphone, thậm chí không được xếp trong top 10 toàn cầu, tuy nhiên theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, nhưng nó có tốc độ phát triển rất nhanh.

Sau khi ra mắt mẫu điện thoại giá rẻ Pixel 3a vào tháng 5.2019, Google đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 5 tại Mỹ trong quý 2/2019. Trong năm 2018, Google xuất xưởng khoảng 4,7 triệu smartphone, trong đó 70% doanh số đều đến từ thị trường Mỹ.

Luật mới của EU có thể buộc Apple phải thiết kế lại iPhone

AppleInsider dẫn nguồn tin từ Hà Lan tiết lộ, Liên minh Châu Âu (EU) sắp tới có thể sẽ yêu cầu các nhà sản xuất smartphone và máy tính bảng buộc phải trang bị loại pin có thể tháo rời.

Theo PhoneArena, điều này sẽ giúp một chiếc điện thoại như iPhone có độ bền cao và tạo ra ít rác thải điện tử hơn. Hiện vẫn chưa rõ cụ thể luật mới của EU sẽ ảnh hưởng đến thiết kế smartphone như thế nào. Đề xuất mới có thể đơn giản chỉ yêu cầu Apple hỗ trợ dịch vụ thay thế pin trên iPhone hoặc iPad khi khách hàng có yêu cầu.

Tuy nhiên, PhoneArena nhận định trong trường hợp xấu nhất, đề xuất mới của EU sẽ bắt buộc các nhà sản xuất như Apple phải thay đổi thiết kế để khách hàng có thể tự thay pin trên thiết bị.

Với dự định mới này, tất cả các nhà sản xuất smartphone sẽ phải thiết kế lại thiết bị và có thể loại bỏ một số tính năng đặc trưng của dòng flagship (như là chống thấm nước).

Dự kiến, EU sẽ công bố những đề xuất mới vào giữa tháng 3 tới, kèm việc trình bày một đề xuất khác liên quan đến việc tái chế các thiết bị cũ.

Do các quy định do EU ban hành chỉ có hiệu lực tại châu Âu, các hãng có thể phải giải quyết bằng việc tung ra những mẫu smartphone thiết kế đặc biệt cho thị trường này.

Theo Trí Thức Trẻ, Zing

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại Pixel sang Việt Nam