Với một suy nghĩ chân thành, tôi thấy cần đặt ra mấy vấn đề sau, để giải quyết những lo nghĩ của nhiều người, trong đó có nhiều bác sĩ tâm huyết, đang tham gia phòng, chống dịch.

Góp ý về chương trình xét nghiệm trong thời gian tới của TP.HCM

Lê Học Lãnh Vân | 19/08/2021, 21:52

Với một suy nghĩ chân thành, tôi thấy cần đặt ra mấy vấn đề sau, để giải quyết những lo nghĩ của nhiều người, trong đó có nhiều bác sĩ tâm huyết, đang tham gia phòng, chống dịch.

Tôi đọc bản tin trên các báo chính thống về việc “TP.HCM đưa ra 3 giai đoạn xét nghiệm với mục tiêu cụ thể. Cư dân "vùng xanh", "cận xanh" sẽ được xét nghiệm 2 lần, cách nhau 7 ngày; khu phong tỏa sẽ được tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa” (NLĐO)

Với một suy nghĩ chân thành, tôi thấy cần đặt ra mấy vấn đề sau, để giải quyết những lo nghĩ của nhiều người, trong đó có nhiều bác sĩ tâm huyết, đang tham gia phòng, chống dịch.

Những lo nghĩ cần được sớm giải quyết

1) Lo làm sao để tổ chức được việc tuân thủ giãn cách. Lo để không xảy ra cảnh người được tập trung đông đúc, xếp hàng gần nhau quá, ở nơi tập trung lâu quá, nhân viên y tế và tình nguyện viên đứng gần với người dân.

2) Lo làm sao để không dụng cụ, công cụ làm việc gây lây nhiễm vì một dụng cụ được dùng chuyền cho nhiều người.

3) Tôi không nắm được số liệu thống kê của từng nơi, từng lúc, nhưng các bác sĩ từng tham gia, cho biết số ca nhiễm tăng sau mỗi lần tập trung.

4) Kinh nghiệm những lần tập trung đã qua cho thấy có lúc, tổ chức tập trung đông người mà không đảm bảo 5K là vi phạm nguyên tắc căn bản trong chống dịch. Ta không thể khắc phục cái sai vừa qua mà lại phạm vào cái sai lầm sắp tới mà ta không lường trước được. Cần chú ý là mỗi lần để sai sót như vậy, có thể phải trả giá bằng sức khỏe và sinh mệnh của nhiều người và tác động đến cả nền kinh tế.

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cũng đã “chỉ ra những hạn chế như: có tình trạng quá tải, nhiều nơi chưa đảm bảo giãn cách khi tổ chức tiêm chủng” (Tuổi Trẻ) hay “Theo ông, với việc ca mắc COVID-19 cộng đồng liên tục tăng, TP cần nghĩ đến khả năng lây nhiễm khi tiêm chủng” (Phụ nữ TP.HCM)

Một số đề xuất:

Thứ nhất, cân nhắc rất cẩn thận chương trình xét nghiệm này

Một trong những kinh nghiệm làm việc là khi chưa hiểu thấu suốt sự việc thì cần:

1) Nên chậm lại một chút để tìm hiểu sự việc, vạch chiến lược rồi mới tiến hành

2) Nên huy động rộng rãi nguồn lực, nhất là nguồn lực tri thức, từ các nguồn khác nhau trong xã hội trong việc tìm hiểu và vạch chiến lược

3) Xác định rõ “mục tiêu chung nhất” và các “mục tiêu chiến lược” nhằm đạt “mục tiêu chung nhất”. Từ đó mới xác định chiến lược và kế hoạch hành động

Chỉ sau khi đã làm xong các việc nêu trên, chúng ta mới có thể tiến hành các bước tiếp theo, là tổ chức một cuộc xét nghiệm quy mô như ta đã nêu ra ở trên chẳng hạn. Nếu có cách làm việc khoa học và sát thực tế,chỉ cần một thời gian ngắn là ta làm được tất cả những việc trên, kể cả ra bàn Kế Hoạch Hành Động. Một thời gian chậm lại đó rất cần thiết để tránh được những sai lầm rất có thể mắc phải.

Thứ hai, về tổ chức làm việc

Thật lòng, nhìn cách tổ chức phòng dịch, tôi thấy có vấn đề về cách làm việc. Từ góc độ quản trị, tôi thấy cần làm rõ thêm:

1) “Mục tiêu chung nhất" được xác định là gì? Mục tiêu này được đo lường như thế nào?

2) “Các mục tiêu chiến lược" là gì? Các mục tiêu này được đo lường như thế nào?

3) Qua từng giai đoạn, từng chiến dịch, mức độ đạt được các mục tiêu này được theo dõi như thế nào?

Tại sao tôi cho rằng có vấn đề về cách làm việc? Bởi vì đã mấy tháng rồi, qua bao chiến dịch, thành phố vẫn chưa kéo lùi được con số lây nhiễm và con số tử vong trong khi nền kinh tế chịu nhiều thiệt hại.

Cuối cùng, bài viết này xin được kết thúc bằng cách nêu lại các ý chinh như sau:

1) Nên cân nhắc rất cẩn thận kế hoạch xét nghiệm và đánh giá lại nguy cơ lây nhiễm của nó.

2) Nên có một sự rà soát toàn bộ những thành công và thất bại của các phương án đề ra từ đầu đợt tái dịch lần thứ tư để đề ra được các giải pháp làm sao để TP kiểm soát cơ bản được dịch bệnh từ 15.9 như CP và Chính quyền TP đề ra, đề đưa cuộc sống người dân dần trở lại bình thường và định hướng cho được giai đoạn phát triển sau đại dịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góp ý về chương trình xét nghiệm trong thời gian tới của TP.HCM