Hà Lan đã bắt và đuổi một Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi cho cảnh sát ập vào tòa lãnh sự của Ankara ở Rotterdam. Hành động này bị Tổng thống Tayyip Erdogan gọi là "tàn dư của Đức quốc xã".

Hà Lan đuổi nữ Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara nổi giận

Hà Ngọc Bách | 12/03/2017, 13:03

Hà Lan đã bắt và đuổi một Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi cho cảnh sát ập vào tòa lãnh sự của Ankara ở Rotterdam. Hành động này bị Tổng thống Tayyip Erdogan gọi là "tàn dư của Đức quốc xã".

Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan leo thang khi chính phủ Hà Lan quyết chặn Bộ trưởng Các chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya phát biểu trong một cuộc mít tinh ở Rotterdam.

Cảnh sát đã ập vào tòa lãnh sự của Ankara ở Rotterdam, bắt và hộ tống bà Kaya sang nước Đức trong sự tức giận của những người Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài tòa nhà.

Cảnh sát Hà Lan cũng bắn hơi cay, dùng chó nghiệp vụ để xua đuổi đám đông gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung vẫy cờ bên ngoài Lãnh sự quán ở Rotterdam. Theo Reuters, các nhân chứng tại hiện trường cho biết cảnh sát Hà Lan đã đánh đập nhiều người biểu tình bằng dùi cui.

Động thái của Hà Lan được thực hiện chỉ một ngày sau khi nước này ngăn Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu bay đến Rotterdam.

"Thế giới phải lên tiếng vì dân chủ chống lại hành động phát xít này! Hành vi này đối với một nữ Bộ trưởng là không thể chấp nhận được", bà Sayan Kaya tuyên bố. Thị trưởng Rotterdam khẳng định bà Sayan Kaya được cảnh sát Hà Lan hộ tống tới biên giới với Đức.

Chính phủ Hà Lan tuyên bố họ hành động như vậy vì chuyến thăm này của bà Sayan Kaya không được chào đón và "Hà Lan không thể hợp tác trong việc vận động chính trị của một Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Lan".

Đáp lại, Ankara nhanh chóng phong tỏa tòa Đại sứ Hà Lan ở Ankara và lãnh sự tại Istanbul để trả đũa. Hàng trăm người Thổ cũng tụ tập biểu tình bên ngoài hai tòa nhà ngoại giao của Hà Lan để phản đối.

Tổng thống Erdogan đang tìm cách nhờ cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ sống tại châu Âu, đặc biệt tại Đức và Hà Lan giúp ông chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý gia tăng quyền lực của tổng thống sắp tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng bà sẽ chặn mọi hành động vận động chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ tại nước Đức. 4 cuộc biểu tình của người Thổ tại Áo và một tại Thụy Sĩ cũng bị hủy với cùng lý do trên.

Hành động của phương Tây nhanh chóng khiến Ankara nổi giận, ông Erdogan và các cộng sự ví Đức và Hà Lan hành động như là "tàn dư của Đức quốc xã".

Chức danh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đây chủ yếu mang tinh nghi lễ, không có thực quyền. Tuy nhiên, kể từ khi ông Erdogan trúng cử vào vị trí này ông đã tìm cách cũng cố quyền lực cho phủ Tổng thống.

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc tập trung quyền lực từ Thủ tướng và Quốc hội vào tay Tổng thống là hành động để đối phó với tình hình chính trị căng thẳng trong nước, trong bối cảnh Ankara đang thực hiện một cuộc chiến tại miền nam chống lại người Kurd và tổ chức khủng bố IS.

Ái Vi (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Lan đuổi nữ Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara nổi giận