7.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội từ đầu năm đến nay là một con số đáng báo động, các con số thống kê về các ca mắc bệnh sốt xuất huyết làm dấy lên lo ngại dịch sẽ bùng phát tại Thủ đô.

Hà Nội căng mình phòng chống đại dịch sốt xuất huyết

Hải Yến | 30/07/2017, 06:52

7.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội từ đầu năm đến nay là một con số đáng báo động, các con số thống kê về các ca mắc bệnh sốt xuất huyết làm dấy lên lo ngại dịch sẽ bùng phát tại Thủ đô.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp - tính từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận tới gần 60.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.

Nhiều tỉnh, thành phốcó số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, nhất là: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh thời gian qua là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến muỗi truyền bệnh SXH phát triển mạnh. Tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể; tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ chưa được quan tâm xử lý đúng mức dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng (bọ gậy) của muỗi truyền bệnh.

Sự chủ động, tham gia của người dân và các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa cao; biện pháp phun hóa chất và diệt loăng quăng ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để; nhiều địa phương chậm trễ trong việc cấp kinh phí cho công tác phòng, chống.

Chia sẻ với phóng viên trong chiều29.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết để phòng chống tốt dịch bệnh sốt xuất huyết công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước. Muốn vậy, phải diệt loăng quăng và muỗi, cái gốc là diệt loăng quăng mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác tập huấn điều trị bệnh cho y tế tuyến dưới trong việc điều trị bệnh sốt xuất huyết cho người lớn tuổi. Đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép, nằm ngoài hàng lang hay để quá tải ở bệnh viện.

Với số lượng người bị nhiễm sốt xuất huyết ngày càng tăng cao, khiến nhiều bệnh viện rơi vào trường hợp quá tải, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải phân tuyến rõ ràng, sàng lọc bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng thì phải nhập viện cấp cứu, còn nếu nhẹ thì phải chuyển về các bệnh viện tuyến dưới để giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trung ương.

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng một phần cũng do nguyên nhân việc giữ gìn vệ sinh chung của người dân Thủ đô chưa được tốt. “Ý thức phòng bệnh của người dân rất tốt nhưng thực hành làm như thế nào để không có bọ gậy lại không tốt. Qua giám sát địa bàn và vào tận gia đình người dân, chúng tôi phát hiện nhiều bình hoa để lâu ngày bên trong còn nguyên nước, dốc ra rất nhiều loăng quăng. Nguồn bệnh lây lan sốt xuất huyết chiếm đến 30% trong các đợt giám sát khiến chúng tôi rất lo lắng.

Theo dự báo, đỉnh dịch thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Chu kỳ dịch sốt xuất huyết thường 5 năm lặp lại một lần nhưng hiện nay chu kỳ này đang có thay đổi bất thường. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết trong năm 2017 đã tăng 2,6 lần dù chưa phải đỉnh dịch. Chúng tôi đã tuyên truyền để người dân cùng vào cuộc với ngành y tế chống và phòng bệnh. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch trên địa bàn của mình mới mong giảm được “nhiệt” trong thời gian này''.

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt liên tiếp từ người bị nhiễm vi rút truyền sang người khỏe mạnh. Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày, nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Nơi mà muỗi vằn thường trú đậu là ở các góc, xó tối, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn không sinh sản ở ao tù, cống rãnh hôi thối mà chỉ đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch như bể, chum, vại, lu, lọ hoa, lốp xe...vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình trên 20 độ C.

Mới đây, Bộ Y tế đã triển khai nhiều đợt phun hóa chất phòng, chống dịch tại các ổ dịch "nóng" ở các quậnĐống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai... Tuy nhiên, không như các loại hóa chất phun lên tường để tác dụng lâu hơn, hóa chất diệt muỗi vằn được phun vào không khí nên chỉ có tác dụng tức thời, nghĩa là chỉ diệt được muỗi ở thời điểm đó.

Giải pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả và triệt để nhất đó là mỗi cá nhân gia đình cần chủ động dọn dẹp sạch sẽ, khô thoáng những ổ, bể chứa nước thừa đọng để muỗi vằn không thể sinh sản.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Tìm thấy vi khuẩn ngăn muỗi nhiễm vi rút sốt xuất huyết, Zika để không truyền bệnh sang người
Nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được vi khuẩn đường ruột của muỗi mang tên Rosenbergiella_YN46 có thể ngăn chúng bị nhiễm những loại vi rút như sốt xuất huyết và Zika, từ đó ngăn chặn mầm bệnh này truyền sang người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội căng mình phòng chống đại dịch sốt xuất huyết