Ban Chấp hành Đoàn thành phố Hà Nội vừa có văn bản thông tin về việc quản lý tài sản công tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Hà Nội dừng thu hẹp Cung Thiếu nhi

Trí Lâm | 22/08/2018, 14:49

Ban Chấp hành Đoàn thành phố Hà Nội vừa có văn bản thông tin về việc quản lý tài sản công tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Theo đó, Cung Thiếu nhi là đơn vị sự nghiệp 2 cấp trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội khẳng định thành phố luôn quan tâm dành những điều tốt đẹp nhất của Thanh thiếu nhi Thủ đô.

Văn bản nêu rõ, thường trực Thành ủy đã thống nhất chỉ đạo giao cho Ban Thường vụ Thành đoàn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thành phố hoàn thiện hồ sơ báo cáo thành phố thực hiện quy trình gắn biển di tích cách mạng để giáo dục truyền thống và trân trọng những giá trị lịch sử.

Thành phố giao cho Ban Thường vụ Thành đoàn chỉ đạo Cung Thiếu nhi Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động để thu hút đông đảo Thanh thiếu nhi tham gia học tập, vui chơi, giải trí tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Theo anh Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Thường trực Thành ủy thống nhất chỉ đạo giao cho Ban thường vụ Thành đoàn phối hợp Sở VH-TT hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thành phố thực hiện quy trình gắn biển di tích cách mạng để giáo dục truyền thống và trân trọng những giá trị lịch sử, nên không có việc thu hẹp diện tích của Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có chủ trương thu hồi lại Khu nhà truyền thống của Cung Thiếu nhi, giao về cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, sử dụng. Nhiều cuộc họp hiện thực hóachủ trương này được tổ chức dấy lên sự lo ngại trong giáo viên, học sinh tại đây.

Trước tình trạng này, nhiều giáo viên, học sinh và các chuyên gia đã bày tỏ sự lo lắng.

Cung thiếu nhi thuộc khu vực đắc địa nhất Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm hơn 100m, cạnh ngã ba phố Lê Lai và Lý Thái Tổ. Cung bao gồm 3 cụm công trình: Tòanhà 5 tầng, rạp Khăn Quàng Ðỏ và một tòanhà có từ thời Pháp - chính là tòanhà đang được yêu cầu bàn giao. Tòanhà này có kiến trúc Pháp, cao hai tầng, bao quanh là sân vườn, có tổng diện tích hơn 1.200m2. Với vẻ đẹp cổ kính, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh trìu mến gọi tòanhà này là “lâu đài tuổi thơ”.

Thời Pháp, nơi này được gọi là Ấu trĩ viên. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Ấu trĩ viên là nơi đặt trụ sở của Ban Chấp ủy Hội nhi đồng cứu quốc và cũng là nơi tập trung rất nhiều hoạt động của thiếu nhi Hà Nội. Năm 1946, tình hình Hà Nội vô cùng căng thẳng, Chính phủ đã chọn Ấu trĩ viên là nơi tổ chức triển lãm thành tựu một năm Cách mạng Tháng Tám. Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ của các bạn thiếu nhi nghèo bán báo sinh hoạt tại Ấu trĩ viên được chọn làm nòng cốt trong lớp học về giao thông liên lạc.

Sau ngày Thủ đô giải phóng (10.10.1954), Ấu trĩ viên được Thành đoàn Hà Nội tiếp quản và trở thành một trong 2 địa điểm đóng trụ sở làm việc của Ban Thiếu nhi Hà Nội với các cán bộ vừa trở về từ chiến khu.

Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Câu lạc bộ thiếu nhi được thành lập nhằm mục đích hướng dẫn, giáo dục các em thiếu nhi phát triển năng khiếu trở thành những công dân có ích cho Thủ đô, trở thành mô hình hoạt động ngoài nhà trường dành cho thiếu nhi đầu tiên trong cả nước. Lúc này Câu lạc bộ mới chỉ có một bể bơi, một hội trường nhỏ và nhà 1 tầng ở phía cuối sân.

Sau hiệp định Paris được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, tháng 10.1974, được sự giúp đỡ của nước Tiệp Khắc (cũ), một tòa nhà 6 tầng gồm 100 phòng học, sinh hoạt được thiết kế, trang bị khá hiện đại trên nền của Câu lạc bộ Thiếu niên Hà Nội với diện tích hơn 10 nghìn mét vuôngđược khởi công xây dựng, là công trình thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố với công tác chăm sóc giáo dục thiếu nhi và là biểu hiện cao đẹp của tình hữu nghị Việt Nam - Tiệp Khắc thời kỳ này.

Hơn hai năm sau ngày thống nhất đất nước, ngày 19.2.1977, công trình xây dựng Nhà Thiếu nhi được hoàn thành và đưa vào sử dụng với các khoa chuyên môn, phòng nghiệp vụ như khoa học sáng tạo, thể dục thể thao, nghệ thuật, công tác Đội, rạp Khăn quàng đỏ, nhà truyền thống Bác Hồ... đón tiếp hàng nghìn lượt thiếu nhi các tỉnh về thăm quan. Hàng trăm nghìn thiếu nhi Thủ đô đã có một nơi đến vui chơi, phát triển năng khiếu.

Ngày 1.6.1985, Nhà Văn hóa vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và nhận quyết định chuyển thành Cung Thiếu nhi Hà Nội. Những năm qua, nơi này hàng năm thu hút hơn 28.000 lượt em đến học tập, vui chơi và sinh hoạt ở 60 bộ môn, CLB sở thích thuộc 6 lĩnh vực:Nghệ thuật, Mỹ thuật, Thể dục thể thao, Giáo dục Tổng hợp, Ngoại ngữ, Kỹ thuật công nghệ… và nhiều hoạt động sinh hoạt vui chơi, giải trí khác.

Cung Thiếu nhi đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba (năm 1995), hạng Nhì (năm 2000), hạng Nhất (năm 2005) và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014) cùng nhiều phần thưởng khác.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội dừng thu hẹp Cung Thiếu nhi