Theo ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội, thành phố đã họp và thấy chi phí như trên là không hợp lý và đã yêu cầu tính lại đơn giá định mức. Kết quả giảm từ 886 tỉ còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm 708 tỉ đồng.

Hà Nội tính lại tiền cho cây xanh từ 886 tỉ đồng chỉ còn 178 tỉ

Trí Lâm | 26/09/2016, 13:00

Theo ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội, thành phố đã họp và thấy chi phí như trên là không hợp lý và đã yêu cầu tính lại đơn giá định mức. Kết quả giảm từ 886 tỉ còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm 708 tỉ đồng.

Sáng 26.9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng làm việc với UBND TP.Hà Nội, nghe báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao từ ngày 1.1 đến 15.9.

Về công tác chỉnh trang đô thị, ông Mai Tiến Dũng cho biếtchi phí 700 tỉ đồngcho mộtthành phố là rất lớn. Trong thời gian qua, Hà Nội trồng rất nhiều cây xanh, tuy nhiênThủ tướng từngnhấn mạnhphải quan tâm việc cắt tỉa cây, không thể để cỏ, cây không có sự chăm sóc.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo việc duy trì và cắt tỉa cây xanh đã được Hà Nội họp bàn6 lần với các bên liên quan. Theo thống kê, chi phí duy tu, duy trì cây xanh, trồng vườn hoa, thảm cỏ trên địa bàn thành phố năm 2011 là 215 tỉ đồng, đến năm 2016 dự toán lên đến 886 tỉ đồng.

Theo ông Chung, thành phố đã họp và thấy chi phí như trên là không hợp lý và đã yêu cầu tính lại đơn giá định mức. Kết quả giảm từ 886 tỉ còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm 708 tỉ đồng.

"Sáng 25.9, tôi đã làm việc với Giám đốc Sở Tài chính, thống nhất rút kinh phí duy tu, cắt cỏ từ 886 tỉ đồng xuống còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm được 708 tỉ đồng. Riêng việc cắt tỉa cỏ, Hà Nội vẫn thực hiện nhưng chỉ duy trì ở một số khu vực, trang trí vào các dịp lễtết. Sau rà soát, việc duy tu cắt cỏ, trang trí chắc chắn chỉ đẹp hơn” - ông Chung nói.

Chủ tịch TP.Hà Nội cũng cho biếttới đây sẽ tiếp tục trồng cây xanh nhiều hơn, tiến hành thiết kế giải phân cách giữa ở các đường phố gồm 4 tầng cây: tầng cây xanh và 3 tầng cây hoa. Cùng với đó là hạn chế tối đa cắt tỉa cây xanh và cỏ bằng phương pháp thủ công, đểchuyển sang cơ giới hóa. 5 năm tới Hà Nội sẽ trồng thêm 1 triệu cây xanh, trong đó trồng bổ sung hơn 1.000 cây xanh ở khu vực phố cổ.

Đề cập đến vi phạm xây dựng tại công trình nhà số8B Lê Trực, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận tiến độ phá dỡ rất chậm. Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Ba Đình cưỡng chế, thay nhà thầu phá dỡ, đẩy nhanh tiến độ, chuyển sang phá dỡ bằng máy móc, sử dụng cần trục tháp để phá dỡ. Hiện nay đã phá dỡ xong sàn mái tầng 19 và đang phá dỡ phần cột tầng 19.

Tại cuộc làm việc, ông Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh vấn đề an toàn giao thông khi gần đây, người dân rất băn khoăn về những xe chở tôn, vật liệu xây dựng chạy trên đường gây ra 2 vụ tai nạn làm chết người rất thương tâm. Hà Nội cần phải suy nghĩ và tìm giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này.

Ông Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu Hà Nội phải làm tốt việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quyết liệt hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất, giết mổ, chất lượnghàng hóa bán tại siêu thị, chống buôn lậu, hàng giả....

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
6 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội tính lại tiền cho cây xanh từ 886 tỉ đồng chỉ còn 178 tỉ