Qua phân tích ảnh vệ tinh, hai nhà nghiên cứu Decker Eveleth và Jeffery Lewis (Viện Quốc tế học Middlebury, Mỹ) xác định được địa điểm mà Nga có thể triển khai tên lửa hành trình hạt nhân 9M370 Burevestnik - vũ khí từng được Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại”.
Chuyển động

Hai nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra địa điểm Nga có thể triển khai tên lửa hạt nhân

Cẩm Bình 03/09/2024 10:30

Qua phân tích ảnh vệ tinh, hai nhà nghiên cứu Decker Eveleth và Jeffery Lewis (Viện Quốc tế học Middlebury, Mỹ) xác định được địa điểm mà Nga có thể triển khai tên lửa hành trình hạt nhân 9M370 Burevestnik - vũ khí từng được Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại”.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 26.7 của công ty tư nhân Planet Labs cho thấy gần cơ sở lưu trữ đầu đạn hạt nhân Vologda-20 (hay Chebsara) xuất hiện một công trình xây dựng dường như sẽ là địa điểm triển khai Burevestnik. Cơ sở nằm cách thủ đô Moscow 475km về phía bắc.

screenshot-2024-09-03-093300.png
Ảnh vệ tinh làm lộ địa điểm Nga triển khai tên lửa 9M370 Burevestnik - Ảnh: Planet Labs

Ông Eveleth ghi nhận công trình xây dựng gồm 9 bệ phóng đặt thành 3 nhóm, được quây bằng tường cao để bảo vệ khỏi bị tấn công. Có đường dẫn từ khu vực đặt bệ phóng đến các tòa nhà nơi tiến hành bảo dưỡng tên lửa cũng như đến khu phức hợp đặt đầu đạn hạt nhân.

Theo ông Lewis, địa điểm vừa bị phát hiện là minh chứng Nga quyết định triển khai Burevestnik sau nhiều cuộc thử nghiệm.

Chuyên gia quân sự Hans Kristensen (Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ) khi xem xét ảnh vệ tinh cũng nhìn ra bệ phóng cùng vài chi tiết khác có thể liên quan đến Burevestnik, nhưng ông không đưa ra kết luận chắc chắn vì Nga thường không đặt bệ phóng cạnh nơi cất giữ đầu đạn hạt nhân, trừ phi là tên lửa đạn liên lục địa (ICBM).

Tuy nhiên, nếu đặt bệ phóng gần Vologda-20 thì Nga sẽ phóng Burevestnik nhanh hơn.

Burevestnik nằm trong 6 vũ khí chiến lược mà Tổng thống Putin giới thiệu năm 2018, bên cạnh tên lửa đạn đạo Kinzhal cùng tên lửa lướt siêu thanh Avangard. Thời điểm đó ông khẳng định số vũ khí này có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Là tên lửa tầm thấp phóng từ đất liền, Burevestnik mang được cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân. Động cơ nhiên liệu rắn sẽ đẩy tên lửa lên cao, sau đó lò phản ứng hạt nhân được kích hoạt giúp tên lửa duy trì độ cao trong thời gian dài. Giới chuyên gia xác định nếu được sử dụng trong thời chiến, vũ khí này đủ sức tiêu diệt mục tiêu quân sự hay khu đô thị lớn.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Nuclear Threat Initiative, trong thời kỳ 2017-2019, Nga thực hiện đến 13 vụ thử nhưng tất cả đều không thành công. Thậm chí một tên lửa phóng năm 2019 bị rơi và phát nổ khiến 7 người thiệt mạng. Đến tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Putin tuyên bố công tác phát triển Burevestnik đã hoàn thành nên chuyển sang giai đoạn sản xuất.

Bài liên quan
Nga phản ứng về việc người Ấn Độ bị lôi kéo tham gia chiến sự tại Ukraine
Cái chết của Binil Babu, một thợ điện 32 tuổi từ bang Kerala, Ấn Độ, khi phục vụ cho quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về việc tuyển dụng người nước ngoài vào lực lượng vũ trang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
9 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra địa điểm Nga có thể triển khai tên lửa hạt nhân