Vào lúc EU cố gắng cứu sống Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, hải quân Mỹ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại đường biển, trong lúc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cảnh báo sẽ chặn tàu chở dầu đi qua Eo biển Hormuz nếu cần thiết.

Hải quân Mỹ sẽ phản ứng nếu Iran chặn đường đi qua Eo biển Hormuz

Trần Trí | 06/07/2018, 13:28

Vào lúc EU cố gắng cứu sống Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, hải quân Mỹ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại đường biển, trong lúc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cảnh báo sẽ chặn tàu chở dầu đi qua Eo biển Hormuz nếu cần thiết.

Hồi tháng 5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Hành động chung toàn diện (JCPOA). Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 này buộc Iran ngưng chương trình hạt nhân, đổi lại được quốc tế dỡbỏ lệnh cấm vận kinh tế.

Từ sau đó, Mỹ nói các nước phải ngưng mua dầu thô Iran từ ngày 4.11 tới, nếu không thì phải đối mặt với các hậu quả tài chính.

Trong những ngày vừa qua, Tổng thống Hassan Rouhani cùng các chỉ huy quân sự dọa làm gián đoạn việc chở dầu từ các nước vùng Vịnh, nếu Mỹ âm mưu “bóp cổ” hàng hóa Iran xuất khẩu.

Eo biển Hormuz nối Vùng Vịnh với đại dương, và là một kênh chuyển dầu quan trọng nhất trên thế giới, với 1/5 lượng dầu toàn cầu tiêu thụ đi qua vùng biển này mỗi ngày.

Chỉ huy IRGC ca ngợi Tổng thống Rouhani “có quan điểm dứt khoát” với Mỹ,nói lực lượng sẵn sàng chặn Eo biển Hormuz.

Hãng tin bán chính thức Tasnim ở Iran dẫn lời Tướng Mohammad Ali Jafari: “Nếu Iran không thể bán dầu vì sức ép của Mỹ, thì không một quốc gia nào ở Vùng Vịnh sẽ được phép bán dầu. Chúng tôi hy vọng kế hoạch do Tổng thống chúng ta trình bày sẽ được thực hiện nếu cần thiết. Chúng ta sẽ buộc kẻ thù phải hiểu tất cả các nước đều có thể sử dụng Eo Hormuz hoặc không nước nào được phép sử dụng”.

Trong một email gởi Reuters, đại úy hải quân Bill Urban, người phát ngôn Bộ chỉ huy quân Mỹ trung ương (US.CentCom) viết: “Mỹ và các đối tác cung cấp và quảng bá an ninh và ổn định ở Vùng Vịnh”.

Khi được hỏi phản ứng hải quân Mỹ sẽ thế nào nếu Iran chặn Eo biển Hormuz, ông Urban đáp: “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ quyền tự do hàng hải và dòng chảy thương mại tự do ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Theo Reuters, hải quân IRGC không có hạm đội chiếntranh quyước mạnh, nhưng có nhiều tàu cao tốc và dàn phóng tên lửa chống hạm xách tay,IRGC có thể thả mìn.

Năm 2012, một chỉ huy quân sự Mỹ từng nói IRGC có khả năng chặn Eo biển Hormuz “trong một thời gian”, nhưng Mỹ sẽ hành động để mở lại vùng biển này, nếu xảy ra một sự cố nào đó.

Tổng thống Iran không hài lòng với kế hoạch cứu sống JCPOA của EU

Ngày 6.7, các Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc cùng nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) sẽ trình kế hoạch cứu JCPOA với các quan chức Iran.

Các quan chức Iran nói mục tiêu cuộc họp là bảo đảm nguồn dầu thô Iran xuất khẩu không bị gián đoạn, và Iran vẫn được tiếp cận hệ thống giao dịch ngân hàng quốc tế SWIFT.

Khi căng thẳng leo thang ở tuyến đường biển chiến lược Eo biển Hormuz, khối Liên hiệp châu Âu (EU) nhập khẩu dầu thô Iran nhiều nhất, đã thề giữ JCPOA “sống” mà không cần Mỹ, bằng cách cố gắng duy trì dòng dầu và đầu tư vào Iran.

EU đang đề nghị một kế hoạch để cứu JCPOA. Các điểm cốt lõi trong kế hoạch của EU: Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho vay, một biện pháp đặc biệt để các công ty EU không bị Mỹ trừng phạt phụ, và một đề xuất các chính phủ EU trực tiếp chuyển khoản về Ngân hàng Trung ương Iran để tránh bị Mỹ trừng phạt.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm châu Âu, hôm 5.7 Tổng thống Iran nói chuyện điện thoại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, gói biện pháp kinh tế do EU đề nghị không chỉ rõ tác động của việc Mỹ rút khỏi JCPOA và dọa tái lập các biện pháp trừng phạt liên quan chương trình hạt nhân của Iran.

Trên trang web chính thức của ông, nhà lãnh đạo Iran viết: “Gói đề nghị của EU tiếp tục hợp tác trong thỏa thuận hạt nhân không đáp ứng tất cả các yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi chờ đợi một kế hoạch hành động rõ ràng của châu Âu, với khung thời gian để có thể bù lấp cho việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận”.

Ông Rouhani cũng gọi điện cho Thủ tướng Đức Angela Merkelđể chuyển thông điệp trên, và “Gói đề nghị chỉ gồm vài lời hứa chung chung đã có trong các tuyên bố trước của EU”.

Ngày 5.7, Tổng thống Rouhani nói Iran có thể giảm hợp tác với Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) nếu JCPOA đổ vỡ.

Hồi tháng 5, lãnh đạo tối cao của Iran, Giáo chủ Ali Khamenei đã ra các điều kiện cho các cường quốc phương tây: nếu họ muốn Iran vẫn giữ JCPOAthì các ngân hàng châu Âu phải có các biện pháp bảo đảm thương mại với Iran, và bảo đảm nguồn tiền bán dầu thô về tay Iran, cũng như duy trì đầu tư vào nước này.

Bích Ngọc (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Mỹ sẽ phản ứng nếu Iran chặn đường đi qua Eo biển Hormuz