Ba nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia vừa ra thông báo xả lũ, người dân vùng hạ du huyện Đại Lộc, Quảng Nam đang cuống cuồng chạy lũ.
Ông Ngô Xuân Yến, Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc) cho biết: “Trong 2 ngày qua, mưa lớn xuất hiện kết hợp nước thượng nguồn đổ về, trên địa bàn xã có 2 thôn bị chia cắt. Đồng thời tuyến đường ĐT 609, từ trung tâm huyện về xã đoạn qua cầu Khe Trên bị ngập sâu gần 1m”.
Nước lũ đổ về, phương tiện qua địa bàn xã này gặp khó khăn, người dân địa phương dùng xe bò, ghe để di chuyển xe máy. Theo ông Yến, hiện 3 nhà máy thủy điện đã gửi thông báo đến xã về việc xả lũ.
Theo đó, Công ty Cổ phần Thủy điện Đak Mi cho biết, ngày 2.11, mức nước đổ về lòng hồ thủy điện là 900m3/s, mực nước hồ đạt 258m, trong khi cao trình hồ 255m nên mở cửa van để xả tràn. Công ty sẽ vận hành cửa van tăng dần để hạ mức cao nhất trước lũ.
Vào lúc 14 giờ chiều nay, công tynày bắt đầu vận hành hồ chứathủy điện Đăk Mi 4 với lưu lượng 900 đến 2400 m3/s.
Ngoài ra, vào lúc 5 giờ chiều nay, Công ty Cổ phần Phú Thạnh Mỹ ra thông báo về việc bắt đầu xả tràn hồ thủy điện sông Sông Bung 4A. Hiện mực nước thượng lưu đạt 97,39m, mực nước hạ lưu là 64,70m, nước đổ về hồ là 820 m3/s. Sông Bung 4 dự kiến xả tràn từ 100-1.250m3/s.
Đồng thời, thủy điện Sông Bung 4 đã chủ động vận hành hồ chứa thủy điện để duy trì mực nước hồ ở mực nước cao nhất trước lũ vào lúc 23h ngày 1.11.
Chiều 2.11, ghi nhận của Một Thế Giới tại rốn lũ huyện Đại Lộc, người dân xã Đại Lãnh bắt đầu dẫn trâu, bò lên núi trú tránh trước thông báo thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ.
Ông Ngô Hào (thôn Hà Tân, xã Đại Lãnh) dẫn đàn trâu 4 con lên núi, nói: “Trưa nay loa truyền thanh xã ra thông báo thủy điện xảlũnên tôi vội đưa đàn trâu lên núi ở. Không biết mực nước lũ ngập ra răng nhưng phải lo cho trâu đã, lỡ nó về lớn mà không dời đi sớm thì chết cả bầy.
Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Thanh Bình bày tỏ: “Phải đưa trâu đi trước khi nước lũ về, không lùa không kịp. Ở đây, người dân nếm nhiều lần thủy điện xả lũ rồi”.
Lê Đình Dũng