58 bức ảnh xuất sắc nhất do những phóng viên ảnh hàng đầu của hãng thông tấn AP (Mỹ) ghi lại những hình ảnh mất mát, đau thương mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh xâm lược đang được trưng bày tại Triển lãm Tràng Tiền (45 Tràng Tiền, Hà Nội).

Hãng thông tấn AP tổ chức triển lãm ảnh về chiến tranh Việt Nam

Một Thế Giới | 12/06/2015, 19:32

58 bức ảnh xuất sắc nhất do những phóng viên ảnh hàng đầu của hãng thông tấn AP (Mỹ) ghi lại những hình ảnh mất mát, đau thương mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh xâm lược đang được trưng bày tại Triển lãm Tràng Tiền (45 Tràng Tiền, Hà Nội).

Ngày 12.6, tại Hà Nội, nhằm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, hãng thông tấn AP (Mỹ) đã khai trương triển lãm “Việt Nam – Cuộc chiến tranh qua ảnh”.
Triển lãm giới thiệu đến người xem 58 bức ảnh trong bộ sưu tập đồ sộ của AP được các phóng viên ảnh ghi lại trong những năm tháng chiến tranh ở Việt Nam. Trong đó, phải kể tới những bức ảnh như Em bé Napalm, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, Chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập...
Triển lãm chính thức mở cửa tự do từ ngày 12 - 24.6 tại trung tâm Triển lãm Tràng Tiền (45 Tràng Tiền, Hà Nội).
Một số hình ảnh tại cuộc trưng bày triển lãm “Việt Nam – Cuộc chiến tranh qua ảnh”:
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một người lính kỵ binh không mặc áo lắp đặt khẩu pháo tại căn cứ tuần tra của đơn vị anh ta ở thung lũng A Sầu trong chiến dịch Delaware cuối tháng 4 năm 1968. Một chiếc trực thăng bị hỏa lực quân giải phóng miền Nam Việt Nam bắn hạ, nằm phía bên phải trong khi những người khác dọn bụi cây phía sau. Delaware là chiến dịch lớn đầu tiên trong hai năm trong khu vực cung cấp do quân giải phóng miền Nam Việt Nam nắm giữ.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Quân dù Mỹ thuộc Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Không vận 173, giữ súng tự động trên mặt nước trong khi vượt sông trong mưa trong đợt truy tìm các vị trí của quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong vùng rừng thuộc Bến Cát. (Ngày 25/9/1965).
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Thủy quân lục chiến chạy toán loạn khi một máy bay trực thăng CH-46 bốc cháy sau khi bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam bắn hạ trong khu vực đóng trại của một đơn vị Thủy quân lục chiến cách khu vực phi quân sự DMZ khoảng 1.6 km về phía Nam ngày 15/7/1966.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một lính thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1 ném một thúng gạo vào lửa trong khi đơn vị của anh này càn qua một làng ở Tam Kỳ, cách Sài Gòn 560 km về phía Đông Bắc ngày 27/10/1967. Một phụ nữ nông dân đã cố gắng cứu thúng gạo từ căn nhà đang cháy, nhưng lính Mỹ chủ định tiêu hủy tất cả những gì có thể có giá trị với quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng trưởng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, dùng súng lục bắn vào đầu của Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là quan chức quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên một đường phố Sài Gòn vào đầu cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ngày 1/1/1968. Bức ảnh này của Eddie Adams giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1969.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
Một chiếc xe tăng với bộ đội của Chính phủ Cách mạng Lâm thời tiến qua cổng của dinh Tổng thống ở Sài Gòn sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.  
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một lính dù Mỹ bị thương trong trận đánh ở Đồi Thịt băm cau mặt đau đớn  trong khi chờ đợi được cứu thương sơ tán tại một căn cứ gần biên giới Lào ngày 19/5/1969.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Tháng 8/1962, lính Việt Nam Cộng hòa kiệt sức, ngủ mê mệt trên một chiếc xe của Hải quân Mỹ đưa họ trở lại thủ phủ của tỉnh Cà Mau. Trước đó, trong một chiến dịch kéo dài bốn ngày,đơn vị bộ binh này đã chống lại quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở vùng đầm lầy ở điểm cực Nam của Việt Nam. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Đây là vụ tự vẫn đầu tiên trong hàng loạt các vụ tự vẫn của các nhà sư.Ngày 11/6/1963, tại một đường phố Sài Gòn, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và góp phần đẩy nhanhsự sụp đổ chính quyền Diệm. Với bức ảnh này trên bàn trong phòng Bầu Dục, Tổng thống Kennedy nói với đại sứ của ông “Chúng ta sẽ phải làm gì đó với chính quyền này.” 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Trong những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhân viên hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay di tản khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Ngày 19/3/1964, một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Tấm ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer cho ảnh năm 1965.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Thượng sỹ không quân Lyle Goodin vác thi thể của một phụ nữ lớn tuổi, người bán hàng rong gần góc phố gần đó khi một trái bom nổ trong chiếc xe ô tô đỗ trên đường Hàm Nghi gần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/3/1965. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay trên mũ (tháng 6/1965). Người lính này phục vụ lữ đoàn kỵ binh 173 bảo vệ sân bay Phước Vĩnh. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Lính Việt Nam Cộng hòa chăm sóc vết thương sau chiến đấu căng thẳng với quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại Cheo Reo đầu tháng 7/1965. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Ngày 3/9/1965, một người lính Việt Nam Cộng hòa quỳ xuống gần dãy bao bố đựng xác đồng đội ở bờ ruộng lúa tại đảo Tân Định ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hai ngày tuần tra mà không tìm được địch, đơn vị này bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam bao vây tấn công. Sau đó máy bay trực thăng Mỹ nhầm lính Việt Nam Cộng hòa là quân giải phóng miền Nam Việt Nam nên đã xả súng vào đơn vị này. Những lính bị chết sau đó được máy bay trực thăng thu nhặt. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ đang cố cứu sống một đồng đội bị thương nặng gần khu phi quân sự DMZ giữa tháng 9 năm 1966. Một số Thủy quân lục chiến bị chết khi Đại đội tiên phong Bravo, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 26 bị tấn công trên một quốc lộ cách khu phi quân sự DMZ khoảng 1.6 km về phía Nam. Người lính Thủy quân lục chiến bị thương này sau đó đã chết.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Khi những người lính khác đang trợ giúp cho đồng đội bị thương, một người lính dù của Đại đội A, Sư đoàn Không vận 101 chỉ dẫn một máy bay trực thăng cứu thương qua khu rừng để đón những lính bị thương trong cuộc tuần tra kéo dài 5 ngày gần Huế vào tháng 4/1968.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Trung tá Robert L. Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân.
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
 Một phi công dân dụng Mỹ ở cửa máy bay trực thăng cố giữ trật tự khi hàng ngàn sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa và người thân cố lên máy bay trong cuộc di tản ở thành phố biển Nha Trang ngày 1/4/1975. 
Hang thong tan AP to chuc trien lam anh ve chien tranh Viet Nam
Tháng 7/1963, sau khi ngôi nhà của họ cách Sài Gòn khoảng 96 km về phía Tây Bắc bị quân đội Việt Nam Cộng hòa đốt cháy, người phụ nữ Việt Nam bế một trẻ nhỏ trên tay, kéo một đứa trẻ nữa chạy tới nơi an toàn gần Tây Ninh. Phía sau là một phần ngôi nhà của họ. Làng này được cho là nơi cung cấp nhu yếu phẩm cho khoảng 100 du kích quân giải phóng miền Nam Việt Nam.  
 Triệu Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng thông tấn AP tổ chức triển lãm ảnh về chiến tranh Việt Nam