Trong cuộc điều tra hãng tin nhà nước Nga Sputnik vi phạm Luật đăng ký đại diện cho nước ngoài (FARA), FBI vừa điều tra một cựu phóng viên tham gia đưa tin từ Nhà Trắng cho Nga, theo Yahoo News ngày 11.9.

Hãng tin nhà nước Nga ở Mỹ bị FBI điều tra vì hoạt động mờ ám

Trần Trí | 11/09/2017, 19:25

Trong cuộc điều tra hãng tin nhà nước Nga Sputnik vi phạm Luật đăng ký đại diện cho nước ngoài (FARA), FBI vừa điều tra một cựu phóng viên tham gia đưa tin từ Nhà Trắng cho Nga, theo Yahoo News ngày 11.9.

FBI đã có được một ổ cứng chứa hàng ngàn tài liệu và e-mail nội bộ củaSputnik, do cựu phóng viên Nhà Trắng Andrew Feinberg nộp FBI. Ông đã tải chúng vào laptop trước khi bị trưởng nhánh ở Mỹ củaSputnikđuổi việc ngày 26.5, với lý do ‘làm việc kém hiệu quả”.

Nhà báo ‘cứng đầu’ bị đuổi việc

Theo Feinberg, lý do ông bị đuổi: không chịu hỏi thư ký báo chí Nhà Trắng về một thông tin sai của kênh thời sự truyền hìnhFox News.

Kênh này đã phải rút tin sai vốn có nội dung “Wikileaks có được các e-mail nội bộ của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) không phải do tình báo Nga chiếm đoạtmà là từ một nhân viên cấp thấp của DNC”. Nhân viên này là Seth Rich, bị giết ngoài đường phố Washington hồi tháng 7.2016.

Feinberg ngay sau khi bị đuổi việc đã tố cáoSputnikhoạt động trái phép ở Mỹ. Ông còn nói hãng tin Nga buộc ông hỏi thư ký báo chí Nhà Trắng những câu hỏi mang tính ‘gài’ rằng chính phủ Syria thân Nga không đứng sau những vụ dùng vũ khí hóa học giết dân thường Syria.

Feinberg xác nhận vớiYahoo News: đã bị một đặc vụ FBI thẩm vấn hơn 2 giờ hôm 1.9, tại trụ sở FBI ở Washington. Còn có sự chứng kiến của một luật sư phụ trách mảng an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp Mỹ.

Ông cho biết: “Họ muốn biết tôi có nhận chỉ đạo nào từ Moscow hay không. Họ quan tâm nhiều về cách tôi đưa tin viết bài ở một số lĩnh vực”.

Feinberg nói cuộc thẩm vấn xoay quanh “cơ cấu nội bộ, tiến trình xuất bản và kinh phí hoạt động” củaSputnik.Ông còn cho biết ban biên tập cấp cao của hãng tin Nga ở thủ đô Mỹ chỉ đạo đưa tin, nhưng kể “họ thường nói Moscow muốn điều này, điều nọ”.

TheoYahoo News, FBI tiếp cận phóng viên Nhà Trắng Feinberg, ngay sau một cựu nhân viênSputnikgởi thư đến Vụ an ninh quốc gia Bộ Tư pháp Mỹ, cung cấp nhiều thông tin cáo buộc hãng tin Nga và đề nghị điều traSputnikvi phạm luật FARA.

Cựu nhân viên này tên là Joseph John Fionda cho biết: ông đã gởi “một bịch thông tin lớn” đến Vụ trên vào ngày 15.8.

Trong thư gởi Bộ, Fionda khai là nhân viên công ty truyền thông RIA Global LLC (có liên quanSputnik) từ ngày 5.9 đến 19.10.2015. Trong thời gian này,Sputnikcó chương trình đưa tin quân đội Nga tham chiến ở Syria.

Fonda khẳng định hãng tin này đưa tin sai rằng Nga tấn công khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, nhưng thực chất là quân Nga ném bom các tổ chức nổi dậy chống chính phủ Tổng thống Syria Bashar Assad, một đồng minh của Tổng thống Putin.

Fionda cũng kể đã viết một bài báo hồi tháng 5.2015về chuyện Tổng thống Mỹ Obama giải giao tù phạm ở nhà tù Guantnamo đến nhiều nước, nhưng không đề cập 5 tù phạm bị trả về Nga và sau đó nhóm này bị kết án tù.

Fionda kể sự bất mãnSputnikcủa ông xảy ra ngày 19.10.2015, sau khi một tin tặc đăng tải trên Twitter những trích đoạn thư điện tử cá nhân của John Brennan, giám đốc CIA lúc đó.

Fionda khẳng định trưởng nhánhSputnikở Mỹlà Mindia Gavasheli, yêu cầu ông “lấy email của giám đốc CIA từ tay tin tặc.Tôi từ chối vì cho rằng đó là tiếp tay cho tình báo”. Vì không chịu nghe lời, Gavasheli đuổi ông khỏi văn phòng.

Gavasheli phủ nhận, nói Fionda bị đuổi việc vì khai man cha của ông bị bệnh nặng nên phải nghỉ làm để chăm nom cha.

Nhà báo Feinberg bị Sputnik đuổi việc

FBI điều tra hãng tin Nga lách luật FARA

Luật FARA được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1938để chống sự xuyên tạc của phát xít Đức. Luật này buộc các tổ chức nước ngoài có ảnh hưởng đến dư luận Mỹ, tham gia vận động hành lang thì phải báo cáo chi tiết về hoạt động và kinh phí cho Bộ Tư pháp Mỹ biết.

Nếu Bộ Tư pháp Mỹ kết luậnSputniklách luật, lãnh đạo củaSputnikở Mỹ có thể bị truy tố hình sự hoặc phạt tiền, trong khi hoạt động đưa tin của hãng tin Nga sẽ bị xếp vào diện “nước ngoài tuyên truyền”, thay vì được xem là một hãng tin.

Ổ cứng do Feinberg nộp có thể giúp FBI biết kinh phí, hoạt động và các quyết định củaSputnikở Washington. Nó có cả tài liệu mà Feinberg nhân danhSputnikđể xin Quốc hội Mỹ cấp giấy chứng nhận nhà báo làm việc ở Nhà Trắng. Trên các tài liệu này,ông xác nhận Chính phủ Nga là đơn vị chủ lực cấp kinh phí choSputnik.

Ổ cứng cũng có thể giúp ngành công tố Mỹ dựng thành vụ án hãng tin do Điện Kremlin tài trợ này giữ một vai trò trong vụ chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Theo một số quan chức tình báo Mỹ, “chiến dịch gieo ảnh hưởng” củaSputnikvẫn còn tiếp tục.

Hiện chưa rõ đặc vụ FBI và luật sư tham gia thẩm vấn Feinberg có thuộc nhóm điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller hay không. Nhóm này đang điều tra nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ2016, cùng khả năng quan chức Nga thông đồng với nhóm tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Người phát ngôn của ông Muller nói không thể xác nhận những vấn đề đặc biệt nào thuộc hoặc không thuộc cuộc điều tra này. FBI và người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận.

Cuộc điều traSputnikdiễn ra vào lúc các nghị sĩ thúc đẩy Bộ Tư pháp củng cố luật FARA, nhất là về hoạt động của hai hãng tin nhà nước Nga làSputnikRT(trước đây có tênNước Nga ngày nay).

Trong một báo cáo của tình báo Mỹ hồi đầu năm nay,SputnikRTđều bị xếp là “nhánh trong cỗ máy tuyên truyền do nhà nước Nga tài trợ, là diễn đàn để Điện kremlin gởi thông điệp đến công dân Nga và quốc tế”.

Asha Rangappa, một cựu đặc vụ phản gián FBI và nay là hiệu phó Đại học Luật Yale, nói việc FBI điều tra một cựu phóng viên củaSputnik“rất có ý nghĩa, vì cho thấy họ có thông tin tình báo tốt về các hãng tin hoạt động cho Điện Kremlin”.

Trưởng nhánh Sputnik ở Mỹ

Công cụ tuyên truyền của Điện Kremlin

Sputnikthuộc cơ quan tuyên truyền Rossiya Segodnya của chính phủ Nga. Đứng đầu là người dẫn chương trình truyền hình Dmitri Kiselyov.Yahoo Newsnói ông Kiselyov là “một tay hiếu chiến”và là “nhà tuyên truyền riêng” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Kiselyov còn bị Liên hiệp châu Âu (EU) trừng phạt với cớ Nga can thiệp vào Ukraine.
Trên trang web,Sputnikgiới thiệu là “hãng thông tấn hiện đại, chuyên đưa tin chính trị-kinh tế toàn cầu để phục vụ bạn đọc quốc tế”.

Trưởng nhánhSputnikở Mỹ Gavasheli tuyên bố: “Bất kỳ kết luận nào nói chúng tôi không phải là một hãng tin đều chỉ là tuyên bố sai”. Ông khẳng định không biết cuộc điều tra của FBI: “Lần đầu tiên tôi biết chuyện này, và tôi không nghĩ có người của Sputnik liên quan. Xin cảm ơn đã cho chúng tôi biết”.

Gavasheli còn nói việc bắtSputnikđăng ký theo đúng luật FARA là “thói hoang tưởng rằng bất cứ điều gì liên quan Nga đều bị xem là một hoạt động tình báo”.

Vĩnh Thụy(theo Yahoo News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng tin nhà nước Nga ở Mỹ bị FBI điều tra vì hoạt động mờ ám