Sau 20 tháng kể từ thời điểm bỏ phiếu Brexit, Hy Lạp đang là nước hưởng lợi lớn nhất từ sự kiện này, trong khi nước Anh đang dần bị xem là một con bệnh ngày càng sa sút ở châu Âu.

Hậu Brexit: Nước Anh sa sút, vậy ai hưởng lợi?

Nhàn Đàm | 10/02/2018, 15:23

Sau 20 tháng kể từ thời điểm bỏ phiếu Brexit, Hy Lạp đang là nước hưởng lợi lớn nhất từ sự kiện này, trong khi nước Anh đang dần bị xem là một con bệnh ngày càng sa sút ở châu Âu.

Khi người dân Anh bỏ phiếu quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 6.2016 (gọi tắt là Brexit), một số nhà đầu tư đã dự đoán rằng cuộc chia tay sẽ không gây ra những hậu quả quá lớn. Nhưng ngay lập tức, Brexit trở thành một cơn địa chấn: đồng bảng Anh giảm 8,05% - mức kỷ lục và đưa tỷ giá đồng tiền này xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm trở lại đây. Và giờ đây, sau 20 tháng kể từ thời điểm đó, đồng bảng Anh đã gần như hồi phục hoàn toàn, và các nhà bình luận bắt đầu nói đến chuyện chính EU chứ không phải Anh mới là những người chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất từ Brexit. Nhưng sự thật thì sao?

Sự thật đầu tiên, và cũng ít nhà bình luận có thể thấy trước được điều này, đó là Hy Lạp mới là nước hưởng lợi nhiều nhất từ Brexit. Hy Lạp đang phát triển nhanh hơn Anh kể từ sau Brexit, và vượt trội trong tốc độ phát triển của thị trường tài chính. Đây là kết quả của việc người dân Hy Lạp đã từ chối các điều khoản mà các chủ nợ EU đưa ra để đổi lấy khoản cứu trợ tài chính trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 7.2015. Và giờ đây, khi châu Âu đang dẫn đầu thế giới về tăng trưởng, năng suất và tạo việc làm sau khi đồng euro tăng 14,2% trong năm 2017 – mức cao nhất trong số 16 đồng tiền chính và là mức tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2003 – thì Hy Lạp đang là nước hưởng lợi lớn nhất từ điều này, trong khi đó thì Anh đang dần bị xem là một con bệnh ngày càng sa sút ở châu Âu.

Thực tế là, kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit vào ngày 23.6.2016, thì đồng bảng Anh vẫn là đồng tiền có diễn biến tệ nhất sau đồng USD suy yếu khoảng 12% trong năm 2017. Trong khi đó, đồng euro đã tăng khoảng 8%, cao hơn hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Đối với các quốc gia thuộc EU nhưng không sử dụng đồng euro, kết quả cũng tương tự: đồng koruna của Czech tăng 16%, đồng zloty của Ba Lan tăng 13%, forint Hungary tăng 10% và đồng krone của Đan Mạch tăng 8%.

Trên thị trường trái phiếu, Hy Lạp đang là nước có tổng lợi nhuận cao hơn tất cả, khi đã tăng khoảng 60% kể từ thời điểm cuộc bỏ phiếu Brexit. Mức này của các quốc gia trong khu vực eurozone cũng tăng 7% trong cùng thời kỳ. Trong khi đó của Anh sụt giảm khoảng 3%. Nếu so với thời điểm ngày 1.3.2012 khi cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đạt đỉnh điểm, thì trái phiếu của nước này hiện nay đã tăng khoảng 429% - một con số không tưởng.

Sự sa sút của nền kinh tế Anh sau Brexit đã gần như là điều rõ ràng ở thời điểm hiện tại. Lần đầu tiên trong ít nhất 5 năm tăng trưởng của kinh tế Anh thấp hơn so với khu vực eurozone, và nhiều khả năng điều này sẽ tiếp tục diễn ra đến ít nhất là năm 2019 khi tình trạng chung của kinh tế châu Âu đang tỏ ra khá ổn định và ít biến động lớn. Các nhà phân tích cũng dự báo Hy Lạp sẽ vượt Anh trong tăng trưởng GDP, khi dự đoán kinh tế Hy Lạp sẽ tăng khoảng 2,15% trong năm 2018 và 2,2% trong năm 2019; trong khi đó mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Anh chỉ lần lượt là 1,4% và 1,5%. Khu vực eurozone cũng được dự báo sẽ tăng trưởng 2,2% và 1,8% trong năm 2018 và 2019.

Các nhà đầu tư cổ phiếu cũng đang là những người tiếp theo chỉ ra sự sa sút của Anh hậu Brexit. Trong 12 tháng gần nhất, dòng vốn đổ vào châu Âu tăng mạnh nhất kể từ thời điểm tháng 4.2016, chủ yếu là do vấn đề chi phí ở Anh. Dòng vốn đổ vào châu Âu theo thống kê đã tăng khoảng 15%, trong khi của Anh chỉ là 13%. Mức tăng này của Hy Lạp thì lên tới 35% kể từ thời điểm bỏ phiếu Brexit, không hề tệ đối với một quốc gia 3 năm trước còn phải đối mặt với dự đoán sẽ sụp đổ bởi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) là Alan Greenspan và tỷ phú đầu tư nổi tiếng George Soros. Không ai trong số hai người trên dự báo điều gì tiêu cực về nền kinh tế Anh khi Brexit diễn ra. Và giờ đây Hy Lạp lại đang trở thành nước hưởng lợi nhiều nhất và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, còn Anh thì ngược lại.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Brexit: Nước Anh sa sút, vậy ai hưởng lợi?