Câu chuyện Parkson Viet Tower (Tây Sơn, Hà Nội) mới đây bất ngờ đóng cửa tiếp tục dấy lên mối lo ngại về việc kinh doanh bán lẻ cao cấp hiện nay tại Việt Nam trong tình trạng còn rất khó khăn bởi tác động của khủng hoảng kinh tế.

Hậu Parkson, 'ông lớn' bán lẻ đang dần đào thải nhau

tuyetnhung | 22/11/2016, 19:27

Câu chuyện Parkson Viet Tower (Tây Sơn, Hà Nội) mới đây bất ngờ đóng cửa tiếp tục dấy lên mối lo ngại về việc kinh doanh bán lẻ cao cấp hiện nay tại Việt Nam trong tình trạng còn rất khó khăn bởi tác động của khủng hoảng kinh tế.

Mới đây, Tập đoàn Parkson đã tuyên bố đóng cửa Trung tâm Parkson Viet Tower tại ngã tư Tây Sơn-Thái Hà (Hà Nội)sau 8 năm hoạt động. Các gian hàng tại đây đang rục rịch rời khỏi trung tâm thương mại này.

Trong thông cáo phát đi, Parkson cho biết sẽ chuyển địa điểm nhưng không nói rõ địa điểm sẽ chuyển đến. Điều này tiếp tục dấy lên nghi ngờ rằngParkson sẽ chấm dứt kinh doanh hoàn toàn tại Hà Nội. Như thông báo, đến ngày 15.12 tới, Parkson sẽ chính thức không còn hoạt động ở Hà Nội.

"Hiện nay, thị trường ngày càng có nhiều nhà bán lẻ kinh doanh tại các trung tâm thương mại (TTTM) với mô hình shopping center quy mô lớn đi vào hoạt động, kèm theo những tiện ích hiện đại giữ chân khách hàng nên thị trường càng bị cạnh tranh quyết liệt. Vì thế Parkson Viet Tower tại Hà Nội không thể tiếp tục hoạt động tại cùng địa điểm", đại diện của Parkson cho biết.

Trước đó, Parkson đã đóng cửa 2 TTTM khác. Vào tháng 1.2015, Parkson Keangnam đột ngột thông báo đóng cửa và yêu cầu các gian hàng phải dọn dẹp chuyển đi ngay trong đêm và ngừng kinh doanh do có nhiều vấn đề khúc mắc với chủ tòanhà Keangnam Hanoi Landmark 72.Đến giữa tháng 5.2016, đến lượt Parkson Paragon đóng cửa để di dời sau 5 năm hoạt động dù có thời hạn hoạt động 19 năm.

Như vậy, sau 3 lần tuyên bố đóng cửa, tại Việt Nam, Parkson còn 7 trung tâm tại 3 thành phố, trong đó có 5 trung tâm tại TP.HCM, gồm Parkson Saigontourist (quận 1), Parkson Hùng Vương Plaza (quận 5), Parkson C.T Plaza (quận Tân Bình), Parkson Cantavil Premier (quận 2), Parkson The Flemington (quận 11). Ngoài ra, Parkson còn 2 trung tâm thương mại khác tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

Kinh doanh thất bát

Trong giai đoạn 2011-2015, câu chuyện kinh doanh của Parkson luôn chìm trong cảnh thua lỗ khi lợi nhuận sụt giảm mạnh. Cụ thể, năm 2014, Parkson ở Việt Nam đã lỗ 37 tỉ đồng, và tới năm 2015mức lỗ tăng mạnh lên tới 1.250 tỉ đồng.

Một năm tài chính của Parkson thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 6 năm sau. Theo đó, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán trong quý 3 (kết thúc vào ngày 31.3.2016 của Parkson) tiếp tục chứng kiến một quý kinh doanh không hiệu quả ở Việt Nam khi sụt giảm 8,2%. Tổng cộng 9 tháng của năm tài chính 2016, các TTTM của Parkson tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 4,9 triệu đô la Singapore (tương đương gần 80 tỉ đồng).

Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho biết kể từ khi mở cửa năm 2011 đến nay chưa ngày nào đơn vị này đạt doanh thu như kế hoạch đề ra, các gian hàng cũng phải chịu những khoản lỗ lớn.

Đáng chú ý, theo báo cáo xếp hạng của Tạp chí bán lẻ Retail Asia về 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam năm 2013, hệ thống Parkson xếp thứ 2 về diện tích sàn bán lẻ với 160.300m2 trong khi doanh thu chỉ đứng thứ 8, đạt 133 triệu USD.

Tính bình quân, mỗi mét vuôngsàn bán lẻ Parkson chỉ mang về 832 USD/năm, tương đương gần 70 USD/tháng, thấp hơn rất nhiều so với các nhà bán lẻ khác và cao hơn không nhiều so với mặt bằng giá thuê mặt bằng bán lẻ nói chung. Chỉ riêng con số này cho thấy hệ thống Parkson ở Việt Nam không đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Vì đâu nênnỗi?

Trong những năm qua, hầu hết các TTTMbán lẻ mặt hàng cao cấp đều ế ẩm, vắng khách. Không chỉ Parkson, trước đó còn có Grand Plaza, Hàng Da Galleria, ngay cả trung tâmcó vị trí đắc địa nhất thủ đô là Tràng Tiền Plaza cũng đã 2 lần phải tạm dừng hoạt động.

Ở đó có nhiều lý do khiến các TTTM cao cấp này đóng cửa, có thể do mô hình hoạt động chưa phù hợp và cũng có thể do mâu thuẫn giữa chủ cho thuê và khách thuê nhưng hầu hết lý do được các chủ TTTM đưa ra là do vắng khách thuê, kinh doanh khó khăn và thua lỗ bắt nguồn từ doanh thu của các gian hàng không đạt..

Còn với Parkson, các chuyên gia kinh tế cho rằngkịch bản đóng cửa được lặp lại nhiều lần chủ yếu là do sự thắt chặt tiêu dùng của người dân. Mặt khác còn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tên tuổi lớn trong sản xuất và phân phối, nhấtlà sự nở rộ của thương mại điện tử. Điều này đã tạora áp lực vô cùng lớn lên Parkson. Theo đó, kinh doanh thua lỗ lại phải gánh thêm trọng trách duy trì mô hình cùng với đó là mở rộng quy mô đã khiến Parkson lâm vào cảnh đóng cửa dần các TTTM như hiện nay.

Từ đó, các chuyên gia cho rằng các TTTM cần phải tính toán lại phương pháp cạnh tranh, bao gồm cả sự cạnh tranh về giá. Nếu không tính đến cạnh tranh và hạ giá bán sản phẩm so với thu nhập bình quân của người Việt Nam thì không chỉ có Parkson thua lỗ mà sẽ còn rất nhiều nhà bán lẻ hạng sang khác có mặt tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạngnày.

Theo xu hướng mua hàng hiệu của nhiều người tiêu dùng hiện nay, thì thay vì họ đến các TTTM mua những món đồ hàng hiệu thì họ sẽ mua mặt hàng đó qua đường xách tay, nhiều người đang chọn cách thức đi du lịch nước ngoài kết hợp mua sắm. Nếu lựa chọn mua xách tay, mua qua đường du lịch, giá có thể rẻ hơn so với mức giá bán tại các TTTM hàng triệu đồng mỗi món hàng.

Hơn nữa, trên các trang mạng thương mại điện tử, hàng hiệu được rao bán với giá rẻ hơn các TTTM, với những chế độ khuyến mãi, hậu mãi tốt hơn rất nhiều so với các TTTM.

CEO của Parkson làToh Peng Koon đã từng nhận định rằng Việt Nam là thị trường khó khăn nhất của tập đoàn này, nhất là khi xu hướng tiêu dùng đã dịch chuyển mạnh. Sự tham gia của các ông lớn bán lẻ tại Nhật, Hàn Quốc, hay sự nổi lên của cả các doanh nghiệp trong nước đã khiến những trung tâm cao cấp như Parkson ngày càng chồng chất khó khăn.

Ngoài ra, Parkson từng thừa nhận sự ảm đạm về kết quả kinh doanh là nguyên nhân chính khiến tập đoàn từ bỏ việc kinh doanh các cơ sở tại Hà Nội, như việc đóng cửa cơ sở tại Keangnam Landmark.

Triển vọng nào cho ngành bán lẻ?

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang bị xâu xé bởi những đại gia kinh doanh ngoại và các ông trùm bán lẻ trong nước. Những tưởng cuộc chiến bán lẻ sẽ khiến thị trường bán lẻ Việt trở nên cằn cỗi và mất đi sức hút, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia bán lẻ thì chính điều này đã mang lại nhiều thay đổi mang tính đột phá và chắcchắn cho thị trường; và Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng trong tương lai.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) từng đưa ra đánh giá lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam đang có xu hướng đi lên và kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong ngắn hạn. Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, các trung tâm mua sắm đang xuất hiện ngày càng nhiều để phục vụ tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh, mang lại một mặt bằng giá cả hợp lý hơn, và đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ trong tương lai, từ đó khuyến khích người tiêu dùng đẩy mạnh chi tiêu.

"Vì vậy, tôi đánh giá việc thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới là một tín hiệu tốt và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều dòng vốn lớn hơn vào thị trường bán lẻ trong tương lai", ông Sebastian nhận định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Parkson, 'ông lớn' bán lẻ đang dần đào thải nhau