Trong văn bản mà UBND TP.HCM gửi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ngày 11.8.2016 có nêu rõ khâu xử lý rác tại bãi rác Đa Phước hiện giờ chỉ là chôn lấp...

Hãy xử lý mùi rác Đa Phước để TP.HCM là nơi đáng sống

Thảo Hương | 24/08/2016, 11:24

Trong văn bản mà UBND TP.HCM gửi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ngày 11.8.2016 có nêu rõ khâu xử lý rác tại bãi rác Đa Phước hiện giờ chỉ là chôn lấp...

Vài năm qua, báo điện tử Một Thế Giới đã có nhiều loạt bài nói về quy trình xử lý rác cũng như những bất cập từ bãi rác ĐaPhước thuộc Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (sau đây gọi tắt là bãi rác Đa Phước). Đây là dự án do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solution - VWS) đầu tư dưới hình thức xã hội hóa, đi vào hoạt động từ ngày 1.11.2007. Đến nay, lượng rác đổ về Đa Phước làhơn 6.000 tấn rác ướt mỗi ngày.

​Chủ dự án quảng cáo bãi rác Đa Phước có các hạng mục đầu tư như nhà máy phân loại tái chế rác, nhà máy chế biến phân compost và mới đây thêm dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện từ khí gas thu được từ bãi "chôn lấp rác hợp vệ sinh" với công suất 12MW…Nhưng trên thực tế, công nghệ của bãi rác Đa Phước chủ yếu là chôn lấp rác.Công nghệ "chôn lấp rác hợp vệ sinh" nàychính là sử dụng chất phụ gia keo trộn chung với xi-măng và vôi bột phun lên bề mặt rác.

Kết quả của công nghệ phun xịt này đã tạo nên một núi rác khổng lồ kỳ dị tại bãi rác Đa Phước hiện nay và mùi hôi thối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu dân cư gần đó. Bằng chứng là từ năm 2015, người dân khu vực Nhà Bè, quận 7 – Phú Mỹ Hưng đồng loạt kêu than về mùi hôi lạvà chỉ đích danh từ khu bãi rác Đa Phước. Sự việc này đã đượcbáo điện tử Một Thế Giới từng phản ánh trước đó.

Thời điểm ấy, bà Huỳnh Thị Lan Phương - Phó tổng giám đốc VWS còn khoe trên mặt báo là Khu liên hợp được thiết kế với công suất tiếp nhận và xử lý 10.000 tấn rác/ngày. Tuy nhiên, bà Phương lại không hề đả động tới cái gọi là Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Đa Phước có thay đổi gì về công nghệ xử lý hay chưa, và tuyệt nhiên càng không thừanhận mùi hôi “hoành hành” hàng ngàn, hàng vạn người dân phía nam Sài Gòn là sản phẩm của Đa Phước.

Bãi rác Đa Phước ngồn ngộn rác - Ảnh: Thảo Hương

Có lẽ là thời điểm đóchưa có sự thay đổi nào trong việc xử lý rác và đến giờ cũng vậy. Ngoài sự thực rành rành là mùi hôi thối lan khắp quận 7, Nhà Bè lên tận quận 4 thì còn bằng chứng rõ hơn được ghi trong thông báo mà UBND TP.HCM gửi Sở Tài nguyên Môi trường ngày 11.8.16 có nói rõ “các Sở ngành liên quan làm việc với Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) về hoạt động của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước về nội dung: Xem xét lại giá xử lý chất thải rắn đã bao gồm cả chi phí sản xuất composite và chế biến phân hữu cơ (thực tế hiện nay là chỉ chôn lấp)”.

Có thể hiểu rằng, chính quyền TP.HCM đã khẳng định trên văn bản việc VWS chỉ chôn lấp, tức là không hề có khâu xử lý nào khác đối với rác tại Đa Phước. Xử lý kiểu chỉ chôn lấp như thế thì núi rác không phình to, không bốc mùi hành hạ người dân mới là lạ.

Cho đến bây giờTP.HCM mới yêu cầu các ban ngành làm việc với VWS thì cũng hơi muộn. Tại buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 5 năm ngoái, ông Đoàn Văn Đức, giám đốc Công ty cổ phầnXDGT Đức Hạnh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trình bày với Chủ tịch nước khi ấy là ông Trương Tấn Sang về bãi rác Đa Phước.

Ông Đức nêu: "Bãi rác Đa Phước được xây dựng và đi vào hoạt động gần 8 năm qua, làm thất thoát ngân sách nhà nước với số tiền khổng lồ. Năm 2007, giá XLR tại Phước Hiệp – Củ Chi chỉ 5 USD/tấn,TP.HCM ký hợp đồng với dự án Đa Phước 16,4 USD/tấn chênh lệch 11 USD/tấn, ngân sách phải chi số tiền chênh lệch trong 8 năm qua: 365 ngày x 8 năm x 3.000 tấn x 11 USD/tấn = 96.360.000 USD, đó là chưa kể mỗi năm thành phố phải tăng giá cho chủ đầu tư dự án là 3%". Cộng thêm hơn 15 tháng qua với công suất 5.000 tấn/ngày thì ngân sách TP hay tiền thuế của người dân lại thiệt hại thêm bao nhiêu triệu USD nữa?

Ông Đức đặt câu hỏi: "Điều này tiếp tục tạo thêm sự bất công quá lớn trong doanh nghiệp mà còn làm mất thêm tiền ngân sách hàng ngàn tỉđồng, vậy ai là người chịu trách nhiệm? Công luận nghi ngờ có bàn tay lợi ích nhóm bao che và tạo điều kiện cho dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thao túng độc quyền!".

Báo Lao Động cho biết Chủ tịch nước khi ấy ghi nhận những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của TP, quận huyện thì đề nghị quận, huyện giải quyết, những vấn đề khác thìchuyển các kiến nghị của cử tri đến các cơ quan chức năng.

Từ đó đến giờ đã 15 tháng trôi qua, bao giờ thì chính quyền TP.HCM sẽ giúp người dân được thở trong bầu không khí trong lành, để biến TP.HCM thành nơi đáng sống nhất trong khu vực như lời Bí thư Đinh La Thăng nói vào ngày26.3 năm nay?

Thảo Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãy xử lý mùi rác Đa Phước để TP.HCM là nơi đáng sống