Sặc là một cấp cứu tối cấp có thể đe dọa tính mạng của trẻ rất nghiêm trọng, vật lạ tấn công vào đường thở của trẻ, ngăn cản việc hô hấp, nếu dị vật trong đường thở đủ nhiều và lớn có thể gây tử vong

Hiểm họa từ việc trẻ bị sặc dễ dẫn đến tử vong

28/07/2015, 10:19

Sặc là một cấp cứu tối cấp có thể đe dọa tính mạng của trẻ rất nghiêm trọng, vật lạ tấn công vào đường thở của trẻ, ngăn cản việc hô hấp, nếu dị vật trong đường thở đủ nhiều và lớn có thể gây tử vong

Mới đây, có 1 bé trai 6 tháng tuổi, khi đang được gia đình cho ăn cháo (ăn dặm) thì có dấu hiệu ho sặc dữ dội và tím tái, bé trai đã tử vong khi vừa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo nhận định của các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 2, nguyên nhân chính khiến bé trai 6 tháng tuổi tử vong là do sặc cháo, gây tắc nghẽn ở đường thở. Bệnh Nhi nhà ở quận 9 được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Các biện pháp hồi sức đã được tiến hành, tuy nhiên bé đã không thể qua khỏi.

Các bé được 6 tháng tuổi là bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm vì trẻ khi đó cơ thể trẻ mới có khả năng tiêu hóa và hấp thu được các thức ăn khác ngoài sữa như bột, thịt , rau… khác với sữa mẹ thì ăn dặm liên quan đến vấn đề “ăn” và “nuốt”, sự chủ động của bé khi bú sữa mẹ và được “đút ăn” cũng đã chênh lệch nhiều.

Sặc là một cấp cứu tối cấp có thể đe dọa tính mạng của trẻ rất nghiêm trọng, vật lạ tấn công vào đường thở của trẻ, ngăn cản việc hô hấp, nếu dị vật trong đường thở đủ nhiều và lớn có thể gây tử vong.Trẻ có thể sặc sữa, sặc nước, sặc thức ăn, sặc chất trào ngược hoặc sặc dịch dạ dày.
Có 2 nguyên nhân chính gây “sặc”.

Theo bác sĩ Nguyễn Công Viên, Chuyên khoa Nhi, Phòng khám đa khoa quốc tế Alain Carpentier CMI (TPHCM):

1. Do lúc cho trẻ ăn, người thân (hay bảo mẫu) cho trẻ ăn nhanh so với khả năng nuốt của trẻ, trẻ chưa kịp đủ thời gian nuốt trọn vẹn thì đồ ăn lại tới liên tiếp. Việc cho ăn nhanh, dồn như vậy dẫn đến thức ăn đi sai đường, đi vô 1 cách “áp đặt” không phải do hành động “nuốt” của trẻ, đúng lúc trẻ đang thở nên thức ăn thay vì xuống đường tiêu hóa (thực quản) lại đi vào đường thở (khí quản).
Đây là do khi có vật lạ đi vào đường thở, vùng hầu họng co thắt đột ngột, trong họng có 1 bộ phận là thanh môn, dẫn đến triệu chứng co thắt thanh môn. Co thắt thanh môn là sự co thắt tự bảo vệ để ngăn vật lạ đi vào đường thở, nhưng sự co thắt này lại gây ra ngạt thở.
2. Khi trẻ ăn xong, tự dưng bị ói ngược ra, cũng dẫn đến hiện trạng bị sặc do vật lạ đi vô đường thở. Thường xảy ra khi trẻ đang ngủ mê, thức ăn (vật lạ) trong dạ dày trào ngược lên ngã 3 đường tiêu hóa và đường thở, nguyên nhân có thể là do dịch vị nhiều, do thức ăn hay do cơ địa của trẻ…
Trẻ bị sặc xảy ra phần nhiều do nguyên nhân thứ 1, cách cho ăn sai, người do bận việc, do nhiều hoàn cảnh, hoặc do muốn cho bé ăn nhiều để bụ bẫm hơn. Bảo mẫu ở nhà trẻ thì có thể do phải chăm sóc cho nhiều bé, áp lực từ phụ huynh về sự phát triển của con mình, hay có 1 số bé đặc biệt kén ăn phải ép ăn..

Phòng tránh việc sặc cho trẻ:

Đầu tiên là cho trẻ ăn đúng cách (bú sữa và cho ăn):

-Không quấn chặt trẻ, luôn nhớ giữ ấm trẻ bằng khăn đắp từ bụng đến chân của bé

-Để đầu của trẻ cao hơn thân

-Bế trẻ trước 1 lúc ở tư thế ngồi, luôn ở tư thế ngồi khi cho trẻ bú, ăn và uống nước.

-Tuyệt đối không đút ép trẻ ăn, bú khi trẻ đang khóc. Không đút dồn liên tục khi trẻ còn chưa nuốt xong lần ăn phía trước (quan sát kỹ trẻ sau khi đã nuốt thì hãy đút tiếp)

-Sau khi trẻ bú xong, giữ đầu trẻ cao để giúp trẻ ợ hơi.

Tình huống khẩn cấp và phương pháp sơ cấp cứu khi trẻ sặc:

Khi trẻ đang ăn, hay bỗng nhiên có dấu hiệu

- Trẻ thở ngáp hoặc khò khè

- Không nói chuyện, không khóc hay phát ra âm thanh gì

- Mặt trẻ tái xanh

- Trẻ ôm lấy cổ họng mình và tay chới với

- Mặt trẻ hốt hoảng.

Nếu trẻ bị sặc hãy gọi ngay số điện thoại cấp cứu y tế 115, nhưng tốt hơn người thân hay bảo mẫu nên được huấn luyện làm thủ thuật ấn bụng (thủ thuật Heimlich), nếu đã được huấn luyện thủ thuật ấn bụng nên thực hiện ngay lập tức.

Nếu thủ thuật Heimlich không được thực hiện chuẩn xác có thể gây đau cho trẻ:

Tuyệt đối không đưa tay vào miệng trẻ để lấy dị vật hoặc vỗ vào lưng trẻ, cả 2 hành động trên đều gây áp lực vào đẩy dị vật xuống sâu hơn trong đường thở và làm cho tình trạng của trẻ trở nên xấu hơn

Chú ý: Nếu trẻ đang nghẹn và ho nhưng vẫn có thể thở và nói chuyện ra tiếng thì tức là đường thở của bé không bị nghẹt hoàn toàn. Lúc này tốt nhất là không nên làm gì mà chỉ quan sát trẻ rồi xử lý tiếp (trẻ có thể khỏi hẳn qua vài cơn ho)

Tốt nhất phụ huynh có con nên tham gia học các lớp về sơ cấp cứu y khoa, nên chọn bảo mẫu và gửi con ở những chỗ uy tín.

Vũ Âu


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiểm họa từ việc trẻ bị sặc dễ dẫn đến tử vong