Trưa 11.11, Nhật Bản và Việt Nam tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đà Nẵng. Đại diện phía Việt Nam là Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, còn đại diện phía Nhật Bản là Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Toshimitsu Motegi.

Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP có tên mới

Dân Trí | 11/11/2017, 12:30

Trưa 11.11, Nhật Bản và Việt Nam tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đà Nẵng. Đại diện phía Việt Nam là Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, còn đại diện phía Nhật Bản là Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Toshimitsu Motegi.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, bên lề Tuần lễ cấp cao APEC, bộ trưởng của các nước thành viên TPP đã nhóm họp từ ngày 8-10.11 để thảo luận và sớm đưa TPP vào thực thi trong bối cảnh và tình hình mới.

Các bộ trưởng đã thống nhất một số nội dung quan trọng, trong đó có việcthống nhất tên gọi mới của TPP gồm 11 nước thành viên là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, viết tắt là CPTPP.

Diễn biến này khá bất ngờ bởi trước đó, Thủ tướng Canada đã không xuất hiện trong cuộc họp quan trọng khiến việc đàm phán TPP-11 bị hoãn. Qua một đêm tình hình đã xoay chuyển, TPP được cho là vẫn có triển vọng 'sống' nhưng tương lai vẫn còn nhiều việc phải làm, chưa thể xác định mốc cụ thể nào cho TPP-11 vận hành.

Theo thông tin tại buổi họp báo thìCPTPP gồm 8.000 trang tài liệu, nhưng chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn thực thi. Các nước cam kết xây dựng CPTPP là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12. Mỗi quốc gia thành viên sẽ liệt kê danh sách giới hạn các điều khoản tạm hoãn của nước mình.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói thêm: "Quá trình đàm phán đa phươngđòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tất cả các bên. Nhiều khi kết quả đến ở phút cuối cùng và phút cuối cùng thì Canada thay đổi thái độ nhưng chúng tôi đã có được sự thống nhất".

Ông cho biết, TPP-11 vẫn đảm bảo là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12, cũng như có những điểm cân bằng mới đối với các quốc gia thành viên.

Trả lời về vấn đề hiệnkhúc mắc lớn nhất của TPP là gì, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng điểm khó khăn nhất là phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì hiệp định này ở mức độ chất lượng cao. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà là của tất cả các nước. Ông cũngnêu lên những khó khăn cần đạt được sự đồng thuận của các thành viên để giải quyết. Với tư cách là nước chủ trì, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ để đạt thoả thuận chung của TPP và CPTPP.

"Việc thay đổi dựa trên việc chúng tôi đã trao đổi và thống nhất về những lĩnh vực có chất lượng cao, không riêng về mở cửa thị trường và các hiệp định kinh tế. Việc thay đổi tên gọi mới với từ tiến bộ và toàn diện đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các thành viên”, Bộ trưởng nói.

Rất đông phóng viên quốc tế đến đưa tin về buổi họp báo - Ảnh: Dân Trí

Trả lời câu hỏi về việc tại sao lại phải đổi tên và lý do gì để đoàn Canada thay đổi quyết định vào phút chót, đại diện phía Nhật Bản cho biết đưa ra tên gọi mới và lĩnh vực thay đổi chính là từ TPP 12 thành TPP 11 nên tên cũng phải khác đi. Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về tên gọi. Nội dung không chỉ là đầu tư mà còn về sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực rộng lớn. Về mặt bản chất là hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã ký kết nên nó là toàn diện. Còn việc vì sao Canada thay đổi thái độ thì... phải hỏi Canada. Phía Nhật Bản cho biết đã có lời đề nghị Canada có những thông tin khẳng định lại vấn đề này.

Với câu hỏi TPP sẽ như thế nào khi không có Mỹ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định:

"Khi Mỹ là một quốc gia có sức nặng kinh tế và vai trò của mình rút ra khỏi TPP thì cũng đã tạo ra những khó khăn giữa các quốc gia trong việc tiếp tục quan điểm để duy trì hiệp định này. Với những tiêu chuẩn chất lượng mới, cần phải tìm được điểm cân bằng đối với tất cả các quốc gia về lợi ích và nghĩa vụ cam kết của mình. Vì vậy, trong tất cả các vòng đàm phán trong thời gian vừa qua, để thực hiện các chỉ đạo của bộ trưởng TPP-11, trưởng các đoàn đàm phán đã có những cách tiếp cận rất thực tiễn, nhằm duy trì được một hiệp định chất lượng cao và riêng để đảm bảo được mục tiêu ban đầu của TPP-12, nhưng mặt khác cũng có quan điểm thực tế hơn để đảm bảo có khả năng thực thi và hiệu quả với 11 quốc gia còn lại".

Hiện chưa rõ lý do Thủ tướng Trudeau vắng họp.Phát biểu hôm qua trong chuyến thăm một trường đại học ở TP.HCM một ngày trước, ông Trudeau cho biết: “Chúng tôi sẽ chưa ký một thỏa thuận chỉ vì chúng tôi cảm thấy sức ép phải ký kết. Chúng tôi phải đảm bảo rằng, thỏa thuận đó là hợp lý với Canada, hợp lý với thế giới”.“Chúng tôi sẽ không vội vã, vì vậy chúng tôi sẽ cần thêm thời gian và theo dõi sát sao các vòng đàm phán”.

TPP ban đầu gồm 12 quốc giagồm: úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. TPP được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama,nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên vốn chiếm 40% GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, người kế nhiệm của ông Obama là Tổng thốngDonald Trump ngay khi nhậm chức đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP đầu năm 2017. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 thành viên còn lại đã nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán về cách thức nhằm duy trì TPP.

A.T tổng hợp từ Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP có tên mới