Ông khá nổi danh với nhiều lần cứu sống nạn nhân nhảy cầu Cần Thơ tự tử. Người dân địa phương trìu mến phong cho ông là "Hiệp sĩ già"
Hiệp sĩ trên sông
Nhắc đến gia đình cụ ông Dương Công To (còn gọi là ôngTư Hài, 75 tuổi) và cụ bà Bùi Thị Hài (74 tuổi) thì hầu như chính quyền địa phương và người dân tại khu vực đầucầu Cần Thơ địa bàntỉnh Vĩnh Long đều biết. Cụ Tư Hài khá nổi tiếng với việc cứu người gặp nạn trên sông sông Hậu, nhất là những người doquẫn bách quádẫn đến hành động nhảy cầu tự tử.
Cho đến nay, trong số 40 trường hợp nhảy cầu Cần Thơ tự tửthì có đến 8 nạn nhân được cứu sốngdo chính ông Tưvà những thành viên trong đội cứu nạnkịp thời cứu vớt.
Cầu Cần Thơ
Căn nhà cấp 4 của vợ chồng ông bà Hài ởtổ 2 ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Longnằm ngay dưới chân cầu Cần Thơ (phía bờ Vĩnh Long). Ngày xưa nơi đây được gọi là xóm Đáy từng nổi tiếng một thời, nhưng không phải danh tiếng về công việc bèđáy mà là vì nơi này có một đội thanh niên tự phát gọi là đội cứu hộ xóm Đáy chuyên cứu người bị mắc nạn trên sông.
Đội này tập hợp hơn chục thanh niên bơi lội giỏi do ông To đứng ra thành lập với mục đích ứng cứu những trường hợp chìm tàu, ghe trên sông do sóng to gió lớn. Thời gian đó là vào thập niên 90.
Lúc bấy giờ, mặc dù đã bước sang tuổi lục tuần, nhưng sức khỏe của cụ ông vẫn đang cường tráng, vóc dáng và thân hình “con nhà võ” vẫn hiện hữu. Ông đã cứu hàng trăm người bịtai nạn trên dòng sông này, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội lúc nên bấy giờ người ta thường gọi ông là “Hiệp sĩ trên sông”.
Đến khi cầu Cần Thơ được xây dựng và đưa vào sử dụng cách nay đã 6 năm, kéo theo hệ lụy là những trường hợp nhảy cầu để tìm đến cái chết thì dường như cũng chính ông Tư Hài là người phát hiện nạn nhân đầu tiên. Và không kể ngày đêm hay sóng to gió lớn, ông cụ gần 80 tuổi này đều nhàoxuống dòng sông Hậu mênh mông, chảy xiết với mục đích cứu người, không thì cũng gắng mà tìm thấy xác để người nhà an táng.
Mộttrong những nạn nhân được ông cứu sống gần đây nhất là ngườiphụ nữ tên L.T.H (30 tuổi, ngụ huyệnPhụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Chị H.sau khi được ông Tưcứu sống cònphải nằm viện điều trị khoảng hơn 1 tuần (theo quyển sổ của ông Tư Hài ghi lại).
Chiếc tù và, công cụ để ông Tưtập hợp đội dân phòng của mình mỗi khi có sự cố xảy ra trên sông Hậu
Được biết, chị H là chủ tiệm tạp hóa - cà phê có tiếng nhất huyện. Dochuyện tình cảm, người yêu ghen tuông, không thể giãi bày được nênchị đãhành động thiếu suy nghĩ là lên cầu Cần Thơ nhảy xuống để... minh chứng tình yêu của mình.
Sau khi được ông To, người đội trưởng đội Dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh) cứu sống, chị H. tỏ ra ân hận vàmong muốn đền đáp công ơn người đã cứu sống mình nhưng ông Tưđã từchối bởiông coi đó là việc cần phải làm.
Nhắc lại những vụ cứu sống người sau khi họ tự tìm đến cái chết, ông Tưgiọng trầm buồn: “Thật không hiểu saothời buổi này lại có nhiều người tự kết liễu cuộc sống của mình bởinhững lý do chẳng ra đâu, có những lý do đơn giản như buồn gia đình, buồn vợ con không nghe lời, buồn tình cảm, giận dỗi người yêu…
Toàn những chuyện nhỏ nhặt vậy mà họ lại muốn quyên sinh, nhất là những cô cậu thanh thiếu niên choai choai. Tại sao họ thẳng tay phủi đi công lao sinh thành, ơn dưỡng dục của mẹ cha họ chứ?”.
Ông Trương Văn Chanh, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh nói rằng: “Việc cứu người, tìm xác nạn nhân của ông Tưthật đáng để chúng ta cảm phục và trân trọng”. Cần biết thêm,ông Tưcòn đang giữ chức Chủ tịch Hội Người cao tuổi ấp Mỹ Hưng 2.
Ông Tưcònvinh dự được Bộ trưởng Bộ GTVT trao giấychứng nhận danh hiệu Hiệp sĩ giao thông và Hiệp sĩ đường phố do đã phối hợp với ngành chức năng khám phá nhiều vụ án trộm cắp tài sản, bắt giữ hàng trăm đối tượng trộm cướp hung hăng.
Trong đó, Mã Bình là một tướng cướp khét tiếng ở miền Tây vào thập niên 90, đã bị ông hạ sau màn đấu võ nghẹt thở. Đó cũng là chiến công trong thời bình của cựuchiến sĩ đặc công Dương Công To.
Mối tình trong nhà tù
Bà Hài vợ ông Tưhơn từng nhiều lầnkhuyên chồng nên nghỉngơi vì sức khỏe và tuổi tác. Ông cũng ậm ừ, nhưng rồi khi phát hiện tiếng động lạ trêndòng sông, xác định có người nhảy cầu hoặc chìm ghe tàulàông lại lao theo dòng nước, phó mặc hiểm nguy chỉ để cứu người.
“Hồi trước, có khi trời đang giông bãoầm ầm, vậy mà khi phát hiện có tàughe nào chìm ông ấy lại huy động anh em nhanh chóng lao xuống nước để cứu người, cứu tài sản cho người ta mà không kể gì đến nguy hiểm. Những người vợ như tôi phải nơm nớp lo sợ, cho đến khi thấy chồng về nhà mới an tâm. Nhiều lần ông ấy mảicứu người mà quên cả ăn uống, lúc về tới nhà là lạnh cóng luôn”, bà kể.
Hiệp sĩ già động viên gia đình người bịnạn
Rồi bà Hàikể lại chuyện của ông bà thời mới bắt đầu cảm mến nhau từ những trang thơ lén lúc gửi trong xà lim của địch. Theo trí nhớ của cụ bà,đó là vào những năm cuối thập niên1960, thời gian đó bà bịđịch bắt giam tại trại giam Cầu Mới (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)do làm giao liên, tham gia phong trào thanh niên, rồi phụ trách hội phụ nữ ở địa phương.
Lúc bấy giờ trong tù, bà luôn đứng về phía chị em bạn tù, bênh vực và đòi lại sự công bằng cho tù nhân,vì thế được những nữ tù chính trị thương mến phong cho chức vị “tù trưởng”.
Ông Tưcùng cuốnsổ ghi chép lạicác vụ nhảy cầu
“Thời đó, phòng giam giống như một nhà kho lớn được chia cách bởi hàng rào bằng tônđể giam riêng biệt nam nữ. Buồng giam của tôi lên đến gần 20 chị em.
Và bài thơ của ông Tưđến với bà khi cả hai bị giam trong nhà lao ấy. Đó cũng là cái duyên để ông bà đến với nhau. 5 người con đã trưởng thành cũng là kết quả của câu chuyện tình đầy lãng mạn của haicon người cùng chí hướng.
Trung Nguyễn