Kỳ thi THPT quốc gia 2017 với nhiều sự thay đổi đã khiến các học sinh khá lo lắng và phải điều chỉnh cách học của mình để chuẩn bị tốt bởi thời gian không còn bao lâu nữa.
Trong tâm thế hoang mang, với khối kiến thức khổng lồ, các sĩ tử chưa biết sẽ "chiến đấu" với phương án thi trắc nghiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạora sao khi thời gian thi chỉ có 2 ngày cho tất cả các môn.
Thi trắc nghiệm - đòn cân não dành cho học sinh
Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới tại các trung tâm luyện thi trên địa bàn TP.Hà Nội, hiện các lớp ôn thi đại học chỉ mới bắt đầu đăng kýhọc và dự kiến khai giảng vào đầu tháng 12.2016. Học sinh rấtlo lắng, hoang mang trong việclựa chọn nơi ôn thi mà họ coi là hiệu quả nhất để phù hợp với phương án thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐTđưa ra trong kỳthi THPT quốc gia2017 sắp tới.Nhiều học sinh không tham gia được các trung tâm luyện thi thì đã tìm đến các lớp online để đăng ký học theo nhóm, theo cộng đồng...
Còn khoảng 7 tháng nữa mới đến kỳ thi, nhưng khi được hỏi thì nhiều bạnnói rằng hết sức hoang mang. Thực tế cho thấyphương án thi trắc nghiệm đã được thông qualà một trong những bài toán khó với không chỉ học sinh cả nước, mà còn là mối quan tâm sâu sắc của phụ huynh. Do hệ thống giáo dục Việt Nam năm nào cũng cải cách, chưa có sựhoàn thiện nên khó có thể đánh giá đúng chất lượng học sinh. Học sinh trong trường THPT thì có các thầy cô chuyên môn hướng dẫn với các phương án khác nhau, nhưngcác thí sinh dự thi tự do xoay sở ra sao với đề án thi trắc nghiệm mới nhất này. Đứng trước thực tế lượng kiến thức khổng lồ của nhữngmôn xưa nay chỉthi tự luận nhưtoán, sử, địa, nay đổi sang hình thức mới trắc nghiệm khiến thí sinhtự do rất lo lắng, dè dặt.
Bạn Hoàng Văn T. (Bắc Giang) thí sinh tự do chia sẻ: “Thi tự luận có 10 câu thì các câu đầu dễ kiếm điểm không cần học quá sâu sắc cũng có được 5-7 điểm, còn chuyển sang thi trắc nghiệm kiến thức được chia đều cho các câu hỏi bắt buộc mình phải giỏi toàn diện, vấn đề nào cũng phải hiểu sâu. Em là thí sinh tự do khó khăn trong việc khâu củng cố kiến thức, không như các bạn năm nay thi được học mới hoàn toàn theo chương trình đề án thi trắc nghiệm do Bộđưa ra, nên em rất lo lắng”.
Khi được hỏi về vấn đề thi theo hình thức trắc nghiệm, nhiềuthí sinh tự do cho hay: Bản thân chúng em rất muốn thi theo hình thức cũ như năm ngoái nhưng giờ Bộ GD-ĐT đã tổ chức phương án thi mới nên chúng em đành phải ôn tập lại và theo các "lò" luyện thi để kịp đáp ứng kỳ thi đang tới gần.
Trắc nghiệm đểđánh giá đúng năng lực thí sinh?
Đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh vô cùng e ngại với lượng kiến thức khổng lồ trong khi kiểu cáchôn thi không khác là mấy. Vẫn theo hình thức giải bài tự luận và có áp dụng phương pháp giải nhanh để thi trắc nghiệm liệu thì có đảm bảo đủ thời gian cho các em làm bài thi?Theo quy chế đề thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT, các thí sinh trong cùngmột phòng thi sẽ có mã đề riêng, nhưng lâu nay dùthi trắc nghiệm, mỗiđề tuymã khác nhau nhưng câu hỏi thường chỉ là tráo đổi vị trí cho nhau, vậy liệu năng lực của thí sinh có được đánh giá công bằng không? Thời gian làm bài ngắn, với lượng kiến thức khổng lồ, thí sinh liệu có đủthời gian suy nghĩ và làm bàiđể lấy điểm tuyệt đối? Thực lực của học sinh liệu có được đánh giá tốt hơn hay sẽ bị kém đivới phương án thi trắc nghiệm màBộ GD-ĐTđưa ra? Đó là hàng loạtcâu hỏi của các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo cũng như học sinh về hình thức thi mới này.
Mỗi năm đều áp dụng một quy chế thi khác để thísinh và phụ huynh vắt chân lên cổ chạy đua. Ngày xưa đi học chỉ thí sinh tự lo, bây giờ cả bố mẹ khăn gói theo con mà vẫn chưa yên tâm.Mỗi năm lại có các hình thức thi và xét tuyển khác nhau, chả khác gì nhữngđòn cân não giáng vàohọc sinh và phụ huynh. Thi cử luôn là bài toán nan giải với không chỉ các thísinh mà còn là thách thức lớn củatoàn ngành giáo dục.
Thúy Quỳnh