Ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền

P.V | 01/11/2022, 07:55

Ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, sáng 1.11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

thong-doc.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) - Ảnh: TTXVN

Trước đó, tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, với những nội dung đã rõ, đã chín, đã qua kiểm nghiệm thực tế thì cần quy định cụ thể ngay trong dự án luật này để đảm bảo tính minh bạch của luật.

Một số đại biểu cho rằng, có nhiều thủ đoạn tội phạm thường sử dụng để rửa tiền như thông qua hình thức thành lập công ty vỏ bọc để mua bán hàng hóa, thông qua nền tảng trò chơi trực tuyến, núp bóng gây quỹ làm từ thiện, đi du lịch...

Một số đại biểu nêu ý kiến kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tiền ảo là một trong những nội dung liên quan đến hoạt động tài chính nên cần nghiên cứu bổ sung vào Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cho phù hợp.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là cần thiết, phù hợp với các nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Đồng thời, việc sửa đổi Luật cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định của pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong thời gian tới. Dự thảo Luật gồm 4 chương, 65 điều.

Về cơ bản, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền hiện hành. Phạm vi điều chỉnh quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Bài liên quan
Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường quyết định công tác nhân sự
Quốc hội sẽ họp bất thường vào sáng 21.3 để xem xét, quyết định về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
12 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền