Chiều 9.11 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, hai bộ đã tiến hành lễ bàn giao chức năng quản lý nhà nước đối với một số cơ sở giáo dục, đào tạo.

Hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp được chuyển cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý

Haiyen | 10/11/2016, 12:33

Chiều 9.11 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, hai bộ đã tiến hành lễ bàn giao chức năng quản lý nhà nước đối với một số cơ sở giáo dục, đào tạo.

Bộ Giáo dục -Đào tạo (GD-ĐT) bàn giao nguyên trạng công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh -Xã hội (LĐ-TB-XH) với hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về cho bộ này quản lý.

Theo đó, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nào không thuộc các trường sư phạm, các ngành đào tạo giáo viên cao cấp thì chuyển hoàn toàn về Bộ LĐ-TB-XH để Bộ quản lý về mặt giáo dục, nghiệp vụ... Bộ GD-ĐT cũng xử lý dứt điểm những vấn đề liên quan đến tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2016. Từ năm 2017, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sẽ tuyển sinh theo quy chế do Bộ LĐ-TB-XH ban hành phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Những sinh viên cao đẳng tuyển sinh từ khóa2016 về trước vẫn tiếp tục học chương trình cao đẳng hiện hành cho đến khi kết thúc khóahọc, được cấp bằng cao đẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Những sinh viên tuyển sinh từ khóa2017 trở đi sẽ học theo chương trình mới của Bộ LĐ-TB-XH, được cấp bằng cao đẳng thuộc giáo dục nghề nghiệp. Về liên thông trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Những học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, tuyển sinh từ năm 2016 trở về trước nếu có đủ điều kiện theo quy định hiện hành thì được tạo điều kiện để học liên thông lên đại học nếu có nguyện vọng.

Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh chỉ tiêu liên thông của các trường đại họcđể có thể tuyển sinh đào tạo liên thông trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cho các đối tương này. Việc đào tạo liên thông đối với học sinh, sinh viên thuộc giáo dục nghề nghiệp tuyển từ năm 2017 trở đi sẽ thực hiện theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ. Về xử lý các hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan đến các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Bộ GD-ĐT tiếp tục xử lý dứt điểm các hồ sơ tồn đọng của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã gửi về Bộ trước ngày 31.10.2016 và đang trong quá trình xử lý.

Tại buổi bàn giao, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đều khẳng định hai bộ sẽ có sự phối hợp chặt chẽ, có sự hỗ trợ giữa các đơn vị trong giai đoạn chuyển tiếp. Qua đó, đặt mục tiêu đào tạo vì người học lên trên hết, đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên trong quá trình chuyển đổi.

Hiện cả nước có 234 trường cao đẳng, gồm 199 trường công lập và 35 trường tư thục, dân lập, bán công, với 449.558 sinh viên và 24.260 giảng viên. Trong số này có 33 trường cao đẳng sư phạm. Ngoài ra, còn có 3 trường cao đẳng thuộc các đại học và 106 trường đại học, học viện đào tạo hệ cao đẳng với tổng chỉ tiêu là 39.787 chỉ tiêu. Ngoài ra, cả nước có 303 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm175 trường công lập và 128 trường ngoài công lập, tổng số học sinh là 315.000 và 18.309 giáo viên.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp được chuyển cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý