Dương Cường hồi tưởng: "Trong thời gian tôi tham gia cuộc thi Người nghệ sĩ đa tài, năm 2018, một buổi tối tôi và em trai thứ tư cùng đi xem bóng đá. Tan trận đã hơn nửa đêm, tôi cùng em mỗi người một xe chạy về nhà...
"Tôi chạy trước, còn em kẹt đèn đỏ nên rớt lại phía sau. Tôi chờ em hơi lâu nên quay xe lại tìm. Lúc tôi chạy đến ngay ngã tư đèn đỏ, thì em bắt đầu vượt lên trên, tôi chạy phía sau. Em không thấy tôi quay lại, ngỡ tôi đã đi trước xa nên em tăng tốc khá nhanh...”.
Em chạy nhanh nên tôi theo không kịp. Tôi tiếp tục chạy thêm một đoạn thì thấy em nằm trên đường, xe văng qua một bên. Tôi thót tim nghĩ đến trường hợp xấu nhất nhưng vẫn ráng giữ bình tĩnh lại đỡ em lên. Tôi bàng hoàng nhận ra xương cổ em bị gãy. Tôi tức tốc đưa em vào viện cấp cứu. Nhưng em đã qua đời trong lúc tuổi còn quá trẻ”, Dương Cường cho biết thêm.
Tuổi thơ khốn khó
Những ai quan tâm đến tín ngưỡng dân gian, bà chúa xứ Núi Sam sẽ biết đến vùng đất biên giới Châu đốc. Từ Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên đi một đoạn sẽ đến làng Chăm. Đi thêm 15 cây số nữa theo hướng An Phú sẽ đến một cây cầu nhỏ bên tay phải. Đi qua cây cầu này sẽ đến một cù lao yên bình nhưng rất nghèo.
Một nửacù lao có tên là Vĩnh Hậu, còn nửakia tên Vĩnh Trường. Nơi Dương Cường sinh ra và lớn lên thuộc xã Vĩnh Hậu. Anh là con trai trưởng trong gia đình có 4 anh em. Dù sống ở miệt quê, nhưng gia đình Dương Cường không có đất ruộng nên bà ngoại anh hằng ngày phải đội xịa bán bánh trái mưu sinh. Chính vậy mà bà có biệt danh bà Tưđội xịa.
Tía má Cường đi làm thuê làm mướn. Những người lớn trong nhà đều chăm chỉ làm việc, nhưngvẫn không đủ ăn. Thế nên từ ngày nhỏ, ngoài giờ học, cậu bé Cường đi vác lúa mướn, hay cắt cỏ thuê... Vì ởquê khó kiếm tiền, nên tía má Dương Cường khăn gói về Sài Gòn mưu sinh. Lúc đó má Cường làm thuê cho chủ hàng ở chợ đầu mối, còn tía Cường bán vé số dạo.
Khi Dương Cường tròn 15 tuổi, cuộc sống gia đình tiếp tục khó khăn, anh quyết định rời quê về Sài Gòn kiếm việc làm. Dương Cường cho biết: “ở quê ít việc nên muốn làm gì ra tiền phụ giúp gia đình không dễ. Trong khi các em tôi còn nheo nhóc nên tôi thấy mình phải tiếp sức với bà ngoại và tía má, tôi về Sài Gòn với ước mơ có công việc thu nhập ổn định. Do còn nhỏ và mới học xong lớp 9 nên tôi không tìm được việc như ý. Thế là phải cùng tía đi bán vé số dạo. Tôi còn nhớ, hồi đó, mỗi ngày tôi bán kiếm lời từ 70- 100.000 đồng”.
Khơi dậy giấc mơ nghệ thuật
Hồi còn ở quê, Dương Cường thích xem cải lương và phim truyền hình. Thi thoảng cậu nhận ra mình say mê ánh đèn sân khấu nhưng vì thân phận nghèo mà che giấu đi ước mơ trở thành nghệ sĩ. Một ngày của hơn 15 năm trước, trong lúc lang thang bán vé số gần rạp Hưng Đạo, Cường đã gặp nghệ sĩBạch Long đang ngồi ăn sáng. Cường muốn chạy lại hỏi han nhưng không dám. Tuy nhiên, đó là khoảnh khắc trỗi dậy giấc mơ làm nghệ sĩvốn dĩ đã tồn tại trong lòng cậu thiếu niên nhà quê.
Thay vì bán vé số ở khu vực xa, Cường bắt đầu lân la đến rạp hát, làm quen với nghệ sĩ. Lúc đầu quen biết với các chị bán vé và anh em hậu đài. Dần dần Cường có dịp trò chuyện với nghệ sĩVũ Luân. Được anh em trong đoàn và Vũ Luân gợi ý Cường đi học hát tại một lò luyện nhỏ không tên tuổi, và đồng thời học văn hoá tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
Lúc học hát, Cường đã được bầu show mời hát trong các show tạp kỹ vùng ven, nhưng không bật lên thành ca sĩtriển vọng. Thế là tập trung học diễn xuất. Lúc này Cường làm thêm rất nhiều việc, từ chạy bàn, làm diễn viên quần chúng để có tiền ăn học. Tốt nghiệp, nhưng không có ai mời đi diễn, Dương Cường đi học lồng tiếng và kiếm sống từ nghề lồng tiếng phim truyền hình trong một thời gian.
Trong thời gian này, Dương Cường đã yêu và tiến tới hôn nhân với người đồng nghiệp hiền lành và chăm chỉ.
Một ngày đặc biệt, Cường đọc được thông báo tuyển diễn viên tại sân khấu Idecaf. Anh đăng ký và trúng tuyển. Trong thời gian được đào tạo, Dương Cường có cơ hội tham gia các vở diễn dành cho thiếu nhi. Nhờ ngoại hình sáng, đài từ rõ ràng, chất giọng trầm ấm mà Dương Cường nhanh chóng được chọn vào nhiều kịch mục hay của sân khấu Idecaf. Vai Lục Vân Tiên, trong nhạc kịch Tiên Nga (đạo diễn NSUT Thành Lộc) chứng minh cho bước thăng tiến trong kỹ năng hóa thân của Dương Cường.
Năm 2016, Dương Cường cùng nhóm Xpro, đoạt quán quân Cười xuyên Việt Tiếu Lâm Hội. Từ đây Dương Cường được mệnh danh hotboy làng hài. Chiến thắng này giúp cho đạo diễn Mai Thế Hiệp tin vào khả năng diễn xuất của Dương Cường, nên anh đã giao vai chính cho Cường trong phim ''Có căn nhà ngồi nghe nắng mưa''.
Nhờ thời gian hoạt động nghệ thuật bền bĩ, nhờ chiến thắng cuộc thi gameshow, Dương Cường đã đắt show hơn. Kiếm tiền nhiều hơn trước nên anh có cơ hội thể hiện trọn vẹn đạo hiếu của người con, người cháu. Mỗi tháng, anh gửi tiền về cho bà ngoại chi tiêu. Anh mua một chiếc ghe lớn để cha mẹ làm nghề chuyên chở hàng hóa đường sông. Em út cần đến, Dương Cường sẵn sàng chia sẻ. Vậy mà anh vẫn cùng vợ chu toàn việc nuôi nấng2 con nhỏ.
Nỗi đau song tang
Theo thời gian, Dương Cường trưởng thành hơn về nhân cách và tên tuổi cùng hình ảnh của anh ngày càng tỏa sáng. Anh vẫn có các vai diễn hay tại sân khấu Idecaf, vẫn nhận được nhiều lời mời phim truyền hình, sitcom và gameshow. Năm 2018, Dương Cường quyết định tham gia cuộc thi Người nghệ sĩđa tài. Nhờ tài năng diễn xuất, và giọng ca ngọt ngào mà Dương Cường xuất sắc đoạt quán quân. Nhưng niềm vui ấy không trọn vẹn vì cái chết của người em trai kế út. Đó là đứa em rất thương và quý Dương Cường.
Dương Cường hồi tưởng: “Trong thời gian tôi tham gia cuộc thi Người nghệ sĩđa tài, năm 2018, một buổi tối tôi và em trai thứ tư cùng đi xem bóng đá trên truyền hình. Tan trận đã hơn nửa đêm, tôi cùng em mỗi người một xe chạy về nhà. Tôi chạy trước, còn em kẹt đèn đỏ nên rớt lại phía sau. Tôi chờ em hơi lâu nên quay xe lại tìm. Lúc tôi chạy đến ngay ngã tư đèn đỏ, thì em bắt đầu vượt lên trên, tôi chạy phía sau. Em không thấy tôi, ngỡ tôi đã đi trước xa nên em tăng tốc khá nhanh...”.
"Em chạy nhanh nên tôi theo không kịp. Tôi tiếp tục chạy thêm một đoạn thì thấy em nằm trên đường xe văng qua một bên. Tôi thót tim nghĩ đến trường hợp xấu nhất nhưng vẫn ráng giữ bình tĩnh lại đỡ em lên. Tôi bàng hoàng nhận ra xương cổ em bị gãy. Tôi tức tốc đưa em vào viện cấp cứu. Nhưng em đã qua đời trong lúc tuổi còn quá trẻ”, Dương Cường cho biết thêm.
Nỗi buồn vì cái chết của người em chưa kịp lắng dịu, chưa đầy 1 năm sau, bà ngoại Dương Cường qua đời. Nỗi đau này còn lớn hơn vì từ ngày bé Cường sống trong vòng tay yêu thương của ngoại. Bà bán buôn cực khổ, không thể sắm sửa cho cháu thứ đắt tiền, nhưng lúc nào cũng cho Cường bữa ăn no đủ. Bà cũng là người dạy cho Cường nhân nghĩa ở đời, nên khi bà qua đời, Cường như mất đi chỗdựa tinh thần.
Thế nhưng cuộc sống vẫn cứ trôi đi, Dương Cường phải biết quên nỗi đau để sống với những người thân còn ở lại. Dẫu vậy, sự vương vấn vẫn còn đâu đó. Dương Cường đã giữ lại chiếc khăn quấn cổ của bà ngoại làm kỷ niệm. Và trong tập 2 cuộc thi Tình Bolero 2019, Cường đã đem chiếc khăn ấy vào phần trình diễn của mình.
Dương Cường nói: “Hồi tôi chưa nổitiếng, bà ngoại hay đùa, mày làm nghệ sĩgì mà không thấy được lên ti vi gì hết vậy con. Tôi được lên ti vi ít lâu thì bà qua đời. Với chiếc khăn ấy, tôi nghĩ bà đang ở đâu đó xem tôi trình diễn”.
Nguyễn Huy