Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, hiện nay một số nông sản gặp nhiều khó khăn do đầu ra sản phẩm, dẫn đến nông sản Việt Nam chưa có vị trí trên trường thế giới.

Hướng đi nào cho nông sản ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 27/06/2022, 05:19

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, hiện nay một số nông sản gặp nhiều khó khăn do đầu ra sản phẩm, dẫn đến nông sản Việt Nam chưa có vị trí trên trường thế giới.

Giải quyết vấn đề này không phải là dùng mệnh lệnh hành chính mà cần nhiều giải pháp đồng bộ: Hợp tác hóa nông nghiệp; sinh học hóa nền nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tổ chức sản xuất; tổ chức thị trường xuất khẩu; sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới. Có như vậy nông sản Việt Nam mới có vị trí trên trường thế giới.

ĐBSCL cần tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại là vô cùng cần thiết. Vì vậy, những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua rất quan trọng. Tuy nhiên, ĐBSCL đã có những vùng chuyên canh thắng đậm trong sản xuất nông nghiệp.

tai-xuong-3-.jpg
Cam sành Tam Bình - Ảnh: Internet

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nông dân đang đầu tư trồng cam sành ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Cây cam trên đất Vĩnh Long trong nhiều năm qua thắng lớn, trong đại dịch COVID-19, nông dân Vĩnh Long vẫn trúng đậm cây cam sành. Anh Lưu Hoàng Minh ở xã Tường Lộc (Tam Bình) là một điển hình. Anh canh tác 1ha cam sành. Trong 5 năm qua anh thắng lợi với cây cam sành nên hiện nay anh đã thuê thêm 4ha đất nữa để canh tác. Anh Minh cho biết: “Với vườn cam sành cho trái khoảng 5 năm tuổi, mỗi năm thu nhập từ 1-1,5 tỉ đồng/ha. Nếu cho trái vụ nghịch, giá cao có thể tăng thu nhập lên khoảng 2 tỉ đồng/ha cam sành. Chính vì thế tôi mới mạnh dạn tăng diện tích cam lên 5ha trong thời gian tới”.

images.jpg
Cam sành mùa đại dịch COVID-19 hút hàng, giá cao - Ảnh: Internet

Ông Trương Thành Dãnh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, năm 2022, diện tích cam sành của tỉnh hơn gần 15.000ha, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 650.000 tấn. Đến tháng 3.2022, con số này là 15.400ha/63.121ha cây ăn trái toàn tỉnh, đứng đầu nhóm cây ăn trái của tỉnh. Trong đó, cam sành trồng trên đất ruộng chiếm trên 80%, tập trung nhiều nhất ở huyện Trà Ôn với hơn 7.200ha, Tam Bình hơn 4.000ha, Vũng Liêm hơn 2.500ha. Năng suất cam sành bình quân từ 20-22tấn/ha/vụ. Xem thế mới thấy sự phát triển của cây cam sành Vĩnh Long đã vượt lên thử thách của thị trường

Ngoài cam sành, Vĩnh Long còn nổi tiếng với nhiều giống bưởi ngon như bưởi Năm Roi, Da Xanh, bưởi Lông. Toàn tỉnh Vĩnh Long có diện tích trồng bưởi lên khoảng 8.500ha với sản lượng khoảng 80.000 tấn/năm. Trong 2 năm ảnh hưởng dại dịch, những nông dân canh tác bưởi Năm Roi hầu hết không bị thiệt hại nhiều như những nông sản khác. Giá bưởi có giảm đôi chút nhưng thị trường luôn đón nhận bưởi Vĩnh Long. Đây là một thắng lợi lớn của nông sản Vĩnh Long.

images-1-.jpg
Bưởi Năm Roi- Ảnh: Internet

Bên cạnh 2 loại trái cây cam sành, bưởi Năm Roi thắng lợi, ĐBSCL cũng có 2 loại nông sản rớt giá thảm hại trong đại dịch đó là thanh long và khoai lang. Hiện nay, những ảnh hưởng nặng nề của nó đang đè nặng lên vai người nông dân khi thị trường Trung Quốc vẫn còn chính sách Zero COVID-19. Gần đây giá xăng dầu, phân bón tăng cao góp phần làm cho nông dân khó khăn.

nguoi-trong-khoai-lang-binh-tan-lao-dao.jpg
 Người trồng khoai lang Bình Tân  đang khó khăn - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Trương Thành Dãnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết: “Vĩnh Long định hướng phát triển cây có múi, vì đất đai thổ nhưỡng phù hợp. Cây có múi ở Vĩnh Long trong nhiều năm qua được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đầu ra cho nông sản tốt, đó là định hướng phát triển nông nghiệp Vĩnh Long”.

chanh-thu-dong-nhan-xuat-khau.jpg
Công ty Chánh Thu đóng nhãn xuất khẩu - Ảnh: Internet

Trả lời chất vấn trước các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã khái quát định hướng phát triển nông nghiệp phải khoa học, hiện đại, hướng đến thị trường xuất khẩu trong, ngoài nước. Hình thành những vùng chuyên canh, tổ chức thành HTX để sản xuất hàng hóa tập trung hơn, giảm giá thành song song nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân bón vô cơ, không để thừa dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu làm hại môi trường.  Xuất khẩu hàng sang các nước phải đáp ứng tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định thị trường đó. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc phải điều chỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, vì hiện nay họ đặt ra các tiêu chí cao hơn với nông sản. Xuất khẩu sang thị trường các nước dần dần sẽ xuất bằng đường chính ngạch. Với những định hướng này, ngành NN-PTNT phấn đấu đưa nông nghiệp nước nhà đi theo hướng hiện đại. Hy vọng người nông dân ĐBSCL chịu khó sản xuất hàng hóa theo hướng tích cực. Vì sắp tới Cần Thơ sẽ có trung tâm chế biến và xuất khẩu nông sản đi các thị trường thế giới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng đi nào cho nông sản ĐBSCL