Người đứng đầu ICN Howard Catton nhấn mạnh: "Họ (nhân viên y tế) là những người quả cảm, tôi nghĩ không có cách nào khác có thể mô tả những gì mà họ đang làm trong thời điểm hiện tại."

Huy động trang thiết bị y tế cho các y tá ở tuyến đầu chống COVID-19

01/04/2020, 05:33

Người đứng đầu ICN Howard Catton nhấn mạnh: "Họ (nhân viên y tế) là những người quả cảm, tôi nghĩ không có cách nào khác có thể mô tả những gì mà họ đang làm trong thời điểm hiện tại."

Những nhân viên y tế là những người quả cảm, đang làm việc dưới áp lực lớn, thường trong nhiều giờ đồng hồ

Người đứng đầu Hội đồng Điều dưỡng thế giới (ICN) Howard Catton kêu gọi cần huy động thêm trang thiết bị để bảo vệ các y tá, điều dưỡng đang ở tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh các nhân viên y tế tại nhiều nước trên thế giới đang phải chịu áp lực lớn nhất trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Trong phát biểu của mình, ông Catton nhấn mạnh: "Họ (nhân viên y tế) là những người quả cảm, tôi nghĩ không có cách nào khác có thể mô tả những gì mà họ đang làm trong thời điểm hiện tại."

Ông cho biết tỷ lệ mắc COVID-19 trong đội ngũ nhân viên y tế ở Italy và Tây Ban Nha, hai quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch, lần lượt là 9% và 12-14% và điều này một phần có liên quan tới việc thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân.

Ông nêu rõ có một sự thiếu hụt trang thiết bị bảo hộ toàn cầu và các y tá, điều dưỡng rõ ràng là những đối tượng có nguy cơ cao khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Ông Catton cũng thừa nhận hiện có một số vấn đề đối với chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế ở Italy và Tây Ban Nha, mô tả hệ thống y tế của hai nước này "đang gần như quá tải."

Các y tá, điều dưỡng có nhiệm vụ lấy mẫu từ bệnh nhân mắc COVID-19, cho bệnh nhân uống thuốc và thở máy, chăm sóc những bệnh nhân nặng.

Ông nhấn mạnh: "Họ đang làm việc dưới áp lực lớn, thường trong nhiều giờ đồng hồ, một số phải tăng ca liên tục trong nhiều ngày, thậm chí phải ngủ ngay trong bệnh viện, cơ sở y tế nơi họ làm việc."

Một số y tá đã buộc phải tái sử dụng đồ dùng y tế của mình hoặc tự chế khẩu trang và áo bảo hộ riêng.

[Dịch bệnh COVID-19 đòi hỏi một chiến lược đối phó toàn cầu]

Các y tá, điều dưỡng ở các nước châu Phi và Nam Á càng có nguy cơ cao hơn khi virus SARS-CoV-2 lây lan tới những nơi thiếu hụt trang thiết bị y tế.

ICN đại diện cho 130 hiệp hội quốc gia và hơn 20 triệu y tá, điều đưỡng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục kêu gọi các nước và các nhà sản xuất đẩy mạnh sản xuất khẩu trang, găng tay, áo choàng và trang thiết bị y tế khác cho các nhân viên y tế.

Y tá và nữ hộ sinh là một trong những nguồn lực cơ bản trong mạng lưới y tế góp phần đắc lực trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Hội đồng Y tế Thế giới đã chọn năm 2020 là Năm quốc tế của Y tá và nữ hộ sinh nhằm vinh danh và đề cao vai trò của những y tá và nữ hộ sinh trong lĩnh vực y tế.

Một báo cáo gần đây của WHO cho thấy y tá và nữ hộ sinh đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 18 triệu nhân viên y tế, trong đó bao gồm 9 triệu y tá và nữ hộ sinh

WHO kêu gọi các nước đầu tư vào việc nâng cao tay nghề nhân viên y tế và trả cho họ mức lương tương xứng.

Khởi phát từ Trung Quốc hồi cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 đang lan rộng ra khắp thế giới, trong đó nhiều quốc gia châu Âu đã trở thành tâm dịch của thế giới với số ca tử vong và nhiễm mới liên tục tăng mỗi ngày.

Một số chuyên gia y tế nhận định dù sở hữu hệ thống y tế tốt nhất thế giới, song châu Âu dường như lại không được trang bị tốt để có thể ứng phó với một đại dịch.

Theo họ, chính sự thiếu kinh nghiệm trong việc ứng phó dịch bệnh và chủ quan của hệ thống bệnh viện các nước châu Âu là một phần nguyên nhân khiến đại dịch COVID-19 diễn biến tồi tệ trên khắp châu lục này.

Trao đổi với hãng tin AP (Mỹ), ông Brice de le Vingne, người lãnh đạo công tác chống dịch COVID-19 của Tổ chức Bác sĩ không biên giới tại Bỉ nhận định cách tiếp cận ban đầu của châu Âu trong việc phòng chống virus SARS-CoV-2 quá lỏng lẻo và thiếu những biện pháp dịch tễ học cơ bản như theo dõi việc tiếp xúc, một quá trình phức tạp nhằm theo dõi những người có tiếp xúc với người bị nhiễm và nơi virus lây lan.

Đơn cử như Trung Quốc, sau khi dịch COVID-19 bùng phát cuối năm ngoái, Trung Quốc đã triển khai một đội ngũ gồm khoảng 9.000 nhân viên y tế lần theo hàng nghìn người tiếp xúc với người bệnh tại Vũ Hán mỗi ngày.

Tuy nhiên, tại Italy, trong một số trường hợp bệnh nhân lại người có trách nhiệm thông báo cho những người tiếp xúc rằng họ có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc theo dõi sức khỏe người bệnh và những người tiếp xúc qua điện thoại.

Trong khi đó, bác sỹ Chiara Lepora, người đứng đầu công tác chống dịch của Tổ chức Bác sỹ không biên giới ở điểm nóng Lodi, miền Bắc Italy, cho rằng đại dịch COVID-19 đã phơi bày một số vấn đề nghiêm trọng tại các nước phát triển.

Các bác sỹ ở Bergamo, tâm dịch của Italy, đã cảnh báo hệ thống y tế phương Tây có nguy cơ quá tải do dịch COVID-19 tương tự như các bệnh viện Tây Phi trước dịch Ebola hồi năm 2014 - 2016.

Theo họ, hệ thống y tế phương Tây được xây dựng dựa trên tiêu chí lấy chăm sóc bệnh nhân làm trung tâm, song giờ đây họ có thể phải thay đổi quan điểm đối với khái niệm chăm sóc tập trung vào cộng đồng.

TTXVN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huy động trang thiết bị y tế cho các y tá ở tuyến đầu chống COVID-19