Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho tình hình kinh tế địa phương gặp không ít khó khăn. Song, bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền huyện Thới Bình, sự đồng lòng vượt khó của nhân dân đã từng bước đưa nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá.

Huyện Thới Bình: Kinh tế tăng trưởng khá sau một năm đầy biến động bởi COVID-19

Trần Khải | 24/01/2022, 11:08

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho tình hình kinh tế địa phương gặp không ít khó khăn. Song, bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền huyện Thới Bình, sự đồng lòng vượt khó của nhân dân đã từng bước đưa nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá.

Giáp Tết, không khí lao động của người dân huyện Thới Bình (Cà Mau) rất hăng hái, tất bật. Dọc các tuyến lộ GTNT người dân đang tập trung thu hoạch vụ lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh. Vụ mùa này, vừa được mùa, được giá nên bà con nông dân địa phương rất phấn khởi. Ông Trần Thanh Trường, ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình vui mừng: “Vụ lúa tôm vừa rồi được mùa, được giá nên gia đình rất phấn khởi. Thu hoạch xong, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi héc-ta gia đình tôi lãi khoảng 30 triệu đồng. Những hộ nào có nuôi kết hợp tôm càng xanh thì mỗi héc-ta lúa tôm thu lãi khoảng 60 triệu đồng. Tết này, bà con sẽ có được niềm vui và đón một mùa xuân đầm ấm, sum vầy”.

anh-1-nong-dan-huyen-thoi-binh-thang-lon-vi-lua-tom-cang-xanh.jpg
Nông dân huyện Thới Bình thắng lớn vị lúa - tôm càng xanh

Năm 2021, mặc dù tình hình kinh tế của huyện Thới Bình còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do sự tác động của bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt là tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 nhưng với nỗ lực chỉ đạo, điều hành tập thể lãnh đạo huyện nên kinh tế huyện Thới Bình năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng khá (tăng 5,34%). Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt gần 52 triệu đồng/người/năm (tăng gần 2 triệu đồng so với năm 2020).

Công tác thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, có nhiều dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thông tin truyền thông, văn hóa thể thao tiếp tục được chú trọng; lĩnh vực cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện kịp thời.

anh-2-ba-con-nong-dan-phan-loai-tom-cang-sau-khi-thu-hoach-de-ban-cho-thuong-lai.jpg
Bà con nông dân phân loại tôm càng sau khi thu hoạch để bán cho thương lái

Chính quyền huyện Thới Bình dự báo, năm 2022 tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố khó lường; kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19. “Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành phải nỗ lực phấn đấu để thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội năm 2022. Ngoài những nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định, UBND huyện đã yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn Thới Bình quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của huyện”, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết.

Theo vị Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, để mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 hoàn thành theo kế hoạch, bên cạnh những nhiệm vụ được chỉ đạo, phân công thì các đơn vị, địa phương cần phải tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ như, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành tại địa phương, đơn vị mình trong năm 2021; khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2022.

anh-3-ong-ly-minh-vung-chu-tich-ubnd-huyen-thoi-binh.jpg
Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình

Bên cạnh đó, trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 của huyện, các đơn vị, địa phương phải cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình của địa phương, đơn vị mình để triển khai thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm. Trong quá trình thực hiện phải nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất để đạt mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; thường xuyên theo dõi, nắm chặt tình hình để đôn đốc, có giải pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp, sát với tình hình thực tế; thường xuyên báo cáo những khó khăn, vướng mắc về UBND huyện để kịp thời chỉ đạo.

“Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tăng cường thực hiện sự nêu gương; đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá, mang lại hiệu quả thực chất. Đặc biệt, chú trọng khâu tổ chức thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Gắn việc chỉ đạo, triển khai với công tác đôn đốc, kiểm tra, xử lý nghiêm việc chậm trễ thực hiện các nhiệm vụ công việc được giao, hoặc triển khai thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, hội họp để tiết kiệm thời gian, chi phí. Nâng cao năng lực dự báo, chú trọng phân tích tình hình, sâu sát với thực tiễn để có giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả”, ông Vững nhấn mạnh.

Với những nỗ lực, quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với sự đồng thuận của nhân dân địa phương. Nhờ đó, đời sống xã hội của người dân từng bước được nâng lên, khoảng cách giàu nghèo dần rút ngắn, tỷ lệ chênh lệch ở khu vực đô thị và nông thôn dần được thu hẹp. Tin rằng, năm 2022, tiếp đà tăng trưởng kinh tế địa phương sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công và trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh Cà Mau.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
một giờ trước Thị trường và chính sách
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huyện Thới Bình: Kinh tế tăng trưởng khá sau một năm đầy biến động bởi COVID-19