Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO2 tăng 2,5% do sự tăng các chuyến bay sau thời kỳ dịch COVID-19.

IEA: Lượng thải phát khí carbon dioxide (CO2) lên mức cao kỷ lục

Bảo Vĩnh | 03/03/2023, 13:30

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO2 tăng 2,5% do sự tăng các chuyến bay sau thời kỳ dịch COVID-19.

co-ap.jpg
Khói từ nhà máy điện chạy than ở Đức - Ảnh: AP

Ngoài ra là việc các thành phố phải chuyển qua sử dụng than để có nguồn năng lượng rẻ tiền hơn. Lượng khí thải carbon dioxide từ than tăng 1,6% trong năm 2022, theo báo cáo công bố ngày 2.3 của IEA.

Trong báo cáo, IEA nói lượng khí thải toàn cầu do sản xuất năng lượng tăng 0,9% trong năm 2022, lên đến mức cao 36,8 tỉ tấn.

Carbon dioxide được thải ra khi nhiên liệu hóa thạch, như dầu, than hoặc khí tự nhiên, được đốt để chạy xe, máy bay, chạy máy móc. Khi bay vào khí quyển, khí này bắt nhiệt và góp phần vào tình trạng khí hậu nóng lên.

Các sự cố thời tiết cực đoan đã làm tăng lượng khí thải carbon dioxide: hạn hán kéo giảm nguồn nước dùng cho thủy điện - điều khiến tăng nhu cầu đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. Sóng nhiệt, thời tiết nóng cũng làm tăng nhu cầu sử dụng điện.

Nhiều nước châu Âu đã phải chuyển từ khí tự nhiên sang sử dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, như than, để tránh giá khí tự nhiên tăng cao từ sau chiến tranh ở Ukraine do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt.

Các nước châu Á cũng phải chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu đó do giá khí đốt cao. Lượng khí thải CO2 từ các nước châu Á đang phát triển tăng 4,2% do đạt tăng trưởng kinh tế.

Năng lượng tái tạo giúp giảm thải phát khí carbon dioxide

IEA nói tổng lượng khí thải CO2 của Trung Quốc không tăng hồi năm 2022, do nước này áp dụng các biện pháp chống dịch COVID-19 và giảm các hoạt động xây dựng, sức tăng trưởng kinh tế yếu và nhờ đó giúp hạn chế lượng khí thải toàn cầu.

Dù lượng khí thải tăng cao trong năm ngoái nhưng nó vẫn ở mức thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia. Các phân tích của IEA cho thấy lượng khí thải C02 từ dầu thô tăng nhanh nhất lên 2,5%, nhưng vẫn ở mức thấp so với mức thải phát trước khi xảy ra dịch COVID-19. Đó là nhờ sử dụng 2 nguồn năng lượng gió và mặt trời, cùng xe điện (EV) đã giúp hạn chế tác động của tình trạng tiếp tục đốt than và dầu, tránh tạo ra thêm 550 triệu tấn khí thải CO2 trong năm 2022.

IEA cho biết việc tăng sản lượng điện gió, điện mặt trời đã lần đầu tiên vượt qua sản lượng điện có từ khí đốt hoặc hạt nhân.

Tổng giám đốc IEA Fatih Birol phát biểu trong một tuyên bố: “Các tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng không gây ra sự tăng lớn lượng khí thải toàn cầu như lúc đầu đã lo ngại. Và đó là nhờ sự tăng sử dụng các năng lượng tái tạo, EV, các công nghiệp hiệu quả về năng lượng. Không có năng lượng sạch thì sự tăng lượng khí thải CO2 sẽ tăng cao gần gấp 3 lần”.

Báo cáo của IEA được công bố, sau khi các hãng lớn sản xuất nhiên liệu hóa thạch, như Chevron, Exxon Mobil, Shell, đều công bố lợi nhuận tăng. Hãng BP cũng hủy kế hoạch giảm sản lượng dầu thô và khí đốt.

Lãnh đạo IEA nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng thải phát khí thải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, điều cản trở những nỗ lực đạt đến các mục tiêu hạ giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở cấp quốc tế và quốc gia đang có nguồn doanh thu kỷ lục và cần chia sẻ phần trách nhiệm của họ, phù hợp với những cam kết công khai của họ về việc đạt đến các mục tiêu kéo giảm biến đổi khí hậu”.

Các nhà khoa học nói trong những năm tới người dùng năng lượng trên thế giới cần tiếp tục cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch nhằm tránh nhiệt độ trên toàn thế giới tăng cao hơn nữa.

Tình trạng nóng bức gây khủng hoảng về y tế

Trước đó, các nhà khoa học của Đại học Columbia cũng cảnh báo tình trạng nóng kỷ lục mà thế giới từng phải chịu đựng trong mùa hè 2022 sẽ tái diễn, nếu như không có một nỗ lực lớn của quốc tế trong việc kéo giảm tình trạng biến đổi khí hậu.

Họ nói những ca tử vong do sốc nhiệt, cháy rừng, mưa nhiều và hạn hán kéo dài sẽ tăng nghiêm trọng khi nhiệt độ của khí quyển và biển tiếp tục tăng. Dù tình trạng thải phát khí carbon dioxide có dừng lại vào lúc này chăng nữa, thì Trái đất sẽ tiếp tục bị như vậy trong hàng chục năm tới.

Radley Horton, một giáo sư nghiên cứu của Đài Quan sát Trái đất Lamont-Doherty (thuộc Đại học Columbia, Mỹ) nói sự thay đổi thời tiết do con người tạo ra đã khiến nhiệt độ trung bình của toàn cầu nóng lên khoảng 1,1 độ C trong vài chục năm qua.

Nhà khoa học nói: “Một trong các kết luận chính là nhiệt độ toàn cầu chỉ thay đổi một chút thôi cũng đủ tạo ra một tác động khổng lồ. Vài hậu quả chủ yếu gồm các đợt sóng nhiệt kéo dài hơn và mãnh liệt hơn, tác động đến những khu vực lớn hơn”.

“Thời tiết đang thay đổi, và chúng ta không thích ứng để có thể đối phó tình trạng này, xét từ quan điểm y tế”, theo Giáo sư Cecilia Sorensen (Trung tâm Y tế, Đại học Columbia).

Bà Sorensen cho biết nhóm của bà đã gọi mùa hè 2022 rất nóng bức ở Mỹ là “mùa đau buồn”, vì họ đã bị quá tải bởi làn sóng người bệnh do đau tim hoặc bị suyễn.

Bà Sorensen đề nghị các bệnh viện phê chuẩn một quy trình chuẩn ở phòng cấp để có thể chữa trị cho làn sóng bệnh nhân bị các bệnh tim mạch hoặc triệu chứng liên quan thời tiết khắc nghiệt. Sự cải thiện khâu thông tin cũng là cần thiết để nâng ý thức cảnh giác những rủi ro y tế từ sự nóng cực đoan và cách phòng chống những biến chứng.

Bài liên quan
Nhật Bản nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, chấm 3 sao cho nông sản
Nông sản được trồng bằng các biện pháp nhằm kéo giảm lượng phát thải khí nhà kính sẽ được xếp loại 3 sao khi sản phẩm được bán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
IEA: Lượng thải phát khí carbon dioxide (CO2) lên mức cao kỷ lục