Sáng mai (29.7), 14 tử tù sẽ được thi hành án, trong đó có 10 tử tù nước ngoài. Quyết định xử tử được Indonesia giữ nguyên bất chấp sức ép từ quốc tế, trong đó có lời kêu gọi từ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Ngày 27.7,Bộ Tư pháp Indonesia thông báonước này sẽ vẫn xử tử 14 đối tượng phạm tội vận chuyển, tàng trữ ma túy đang bịgiam giữ tại nhà tù trên đảo Nusa Kambangan theo đúng kế hoạch.
Ông Muhammad Rum, người phát ngôn của Bộ trưởng Tư pháp Indonesia, khẳng định: "Công tácthi hànhánsẽ không bị trì hoãn hoặc dừng lại. Quyết định xử tử được đưa ra từ việc thực thi pháp luật một cách tích cực. Tất cả vụ việc đã trải qua quá trình pháp lý kéo dài và các tử tù đều đã được cho cơ hội”.
Dự kiến Indonesia sẽ bắt đầuthi hành ántừ sáng 29.7 và sẽ hoàn thành trước ngày 31.7.
Trong số 14 tử tùchỉ có 4 người là công dânIndonesia, sốcòn lại là người Nam Phi, Nigeria, Zimbabwe, Pakistan và Ấn Độ.
BáoNew York Times (Mỹ) cho biết, công tác chuẩn bị thi hành ánđã được hoàn thành.Indonesia đã huy động hơn 1.000 cảnh sát đến Cilacap, thị trấn cảng có tàu ra đảo Nusa Kambangan; nhiều xe cấp cứu chở theo quan tài cũng đã có mặt.
Thân nhân đã đến thăm các tử tù lần cuối vào ngày 27.7.
Nhà tù trên đảo Nusa Kambangan, nơi sẽ bắt đầutiến hành thi hành án vào ngày29.7 - Ảnh: bbc.com
Đây là vụ xử tử thứ 3 dưới thời Tổng thống Indonesia Joko Widodo (hay còn gọi là Jokowi). Lần xử tử gần đây nhất là vào năm 2015 vàcũng đã có 14 người bị xử tửhình.
Quyết xử tử hìnhbất chấp sức ép quốc tế
Ông Zeid Ra'ad al-Hussein, Cao ủy LiênHiệpQuốcvề nhân quyền,bày tỏ quan ngại các phạmnhân đã không được xét xử công bằng. Ông đãkêu gọi Indonesia dừng thực hiện tử hình.
Phía Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng kêugọi án tử hình là bản ánkhông thể chấp nhận đốivới phẩm giá con người, vì vậy Indonesia “xem xét tham gia vào cộng đồng hơn 140 quốc gia đã bãi bỏ hay hạn chế án tử hình”.
Ngoài LiênHiệpQuốcvà EU, nhiều luật sư và các tổ chức nhân quyền cũng đã bày tỏ nghi ngờ đối vớimột số trường hợp bị xử tử hìnhlần này, trong đó có Zulfikar Ali (người Pakistan), Merri Utami (người Indonesia), Gurdip Singh (người Ấn Độ) và Humphrey Jefferson (người Nigeria).
Justice Project Pakistan, tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện pháp lý của Pakistan, đã cố gắng cứu Zulfikar Alinhưng chính quyền Indonesia yêu cầu phải có sự can thiệp từ Tổng thống hoặc Thủ tướng Pakistan.
Trên trang Twitter, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cho biết bà đang thực hiện “những nỗ lực cuối cùng” để cứu Gurdip Singh.
Chính quyền Indonesia chobiết nước này đang phải đối mặt với đại dịch ma túy ảnh hưởng đến nhiều người mà đặc biệt là giới trẻ, do đó xử tử những ngườiphạm các tội liên quan đến ma túy là việc làm cần thiết.
Tửtù bị kết tội tàng trữ hayvận chuyển ma túy
14 đối tượng bị xử tử hìnhlần này là những ngườibị kết tội tàng trữ hay vận chuyển ma túy vào Indonesia.Thời gian bị bắt giữ và bị kết án của cácđối tượng này khác nhau, nhưng hầu hết trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2006.
Chỉ có một trường hợp khác biệt là Freddy Budiman (người Indonesia) bị bắt khi đem thuốc lắc từ Trung Quốc vào Indonesia. Budiman bị tòa án quận Tây Jakarta tuyên án tử hình vào năm 2012.
4 người Indonesia trong14 tử tùgồm Merri Utami, Freddy Budiman, Agus Hadi và Pujo Lestari.Còn lại là 10 tử tù nước ngoài gồmZulfiqar Ali (Pakistan), Gurdip Singh (Ấn Độ), Frederick Luttar (Zimbabwe), Humphrey Jefferson Ejike Eleweke (chưa rõ quốc tịch), Michael Titus Igweh, Eugene Ape, Okonkwo Nonso Kingsley, Ozias Sibanda, Obina Nwajagu (Nigeria), Seck Osmane (Nam Phi).
Cẩm Bình