Các doanh nghiệp bất động sản cần phải nhanh chóng lên kế hoạch phản ứng với COVID-19 và triển khai ngay lập tức.

Kế hoạch ứng phó với COVID-19 cho doanh nghiệp bất động sản

24/03/2020, 22:17

Các doanh nghiệp bất động sản cần phải nhanh chóng lên kế hoạch phản ứng với COVID-19 và triển khai ngay lập tức.

Ảnh minh họa từ Deloitte

Có thể thấy rằng COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài và sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tương lai của doanh nghiệp trong thời gian dài. Đây sẽ là một quá trình liên tục và các ưu tiên sẽ thay đổi theo thời gian khi các doanh nghiệp xem xét tình hình để đưa ra chiến lược dài hạn.

Còn trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào kế hoạch duy trì hoạt động, nhưng sẽ có những tác động dài hạn đáng kể đối với việc ra quyết định bất động sản - với sự nhấn mạnh đổi mới về khả năng phản ứng nhanh với một sự kiện tương tự.

Theo đó, JLL đề xuất kế hoạch tiếp cận tình hình theo từng giai đoạn, từ giai đoạn khởi xướng đến quá trình phục hồi, với một số ví dụ cụ thể như sau:

Kế hoạch ngay lập tức (1 - 2 tuần tới)

• Thành lập một nhóm phản ứng khẩn cấp và tìm giải pháp duy trì hoạt động kinh doanh.

• Liên tục phân tích dữ liệu để nghiên cứu các rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

• Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho truyền thông.

• Tối giản hóa quy trình ra quyết định nhằm bắt kịp tình hình phức tạp.

• Nếu cần, hãy đóng các cơ sở (hoặc văn phòng) ngay lập tức và triển khai kế hoạch làm việc từ xa.

• Tăng cường vệ sinh, khử trùng và xem xét áp dụng quy trình quản lý chất thải, đồng thời bổ sung thêm không khí ngoài trời vào các hệ thống thông gió (hoặc mở cửa sổ trong các tòa nhà mà không có hệ thống này) để giúp làm loãng các chất gây ô nhiễm trong không khí.

Kế hoạch ngắn hạn (3 - 4 tuần)

• Theo dõi và đánh giá tình hình liên tục.

• Tăng tốc các công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa và tại nhà khi cần thiết.

• Tập trung vào quản lý vận hành bất động sản cho các vị trí quan trọng.

• Đảm bảo duy trì nguồn cung - cẩn trọng về lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.

Kế hoạch trung hạn (1 - 3 tháng)

• Liên tục cải thiện công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa và tín hiệu liên lạc.

• Liên tục theo dõi và cải thiện chuỗi cung ứng.

• Gia tăng thận trọng trong những quyết định bất động sản.

• Giảm tương tác trực tiếp với khách hàng

Kế hoạch dài hạn (trên 3 tháng)

• Các chương trình làm việc từ xa sẽ dẫn đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

• Đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

• Giảm khí thải carbon và giảm du lịch hàng không có thể thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về tính bền vững.

• Xem xét nhu cầu về bất động sản cao cấp, nơi cung cấp chỗ ở và không gian làm việc an toàn hơn.

• Nhu cầu sử dụng công nghệ được thúc đẩy mạnh mẽ tại nơi làm việc - cảm biến, giám sát chất lượng không khí và tỷ lệ lấp đầy - và việc triển khai và sử dụng PropTech và MedTech nhanh hơn để tăng cường mức độ an toàn tại nơi làm việc.

JLL kết luận, doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh và những quyết định bất động sản dài hạn sẽ đặt trọng tâm vào khả năng phản ứng nhanh với những sự kiện tương tự trong tương lai, tập trung vào hoạt động lâu dài và bền vững.

A.T.T

Bài liên quan
Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau): Kinh tế phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kế hoạch ứng phó với COVID-19 cho doanh nghiệp bất động sản