Vô tình đút cánh tay trái vào chân giường bằng sắt rồi không rút ra được, gia đình phải cưa chân giường đưa bệnh nhi đến bệnh viện để được giải cứu.

Kẹt tay trong chân giường, bé gái 3 tuổi phải mang theo 'thủ phạm' đến bệnh viện

Hồ Quang | 15/09/2020, 18:36

Vô tình đút cánh tay trái vào chân giường bằng sắt rồi không rút ra được, gia đình phải cưa chân giường đưa bệnh nhi đến bệnh viện để được giải cứu.

Clip thang cuốn siêu thị bất ngờ sập, cụ ông mắc kẹt nửa người

Chiều 15.9, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận 1 trường hợp hữu - bé gái 3 tuổi bị dính cánh tay trái vào chân giường được gia đình mang cả “thủ phạm” vào bệnh viện giải cứu.

Bé gái này là cháu P.H.N.M. (3 tuổi, ngụ xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM) được người nhà chuyển đến trong tình trạng cánh tay trái dính chặt vào chân giường bằng sắt.

Theo người nhà của bé gái M., trong lúc đang ngồi trên chiếc giường sắt, bé đã vô tình đút cánh tay trái từ trên xuống dưới chân giường có lỗ rỗng rồi mắc kẹt không rút ra được, bé hoảng loạn la hét thất thanh. Người nhà thấy vậy, liền cắt luôn chân giường và lập tức mang bé cùng “thủ phạm” đến vào bệnh viện giải cứu.

ThS.BS Huỳnh Cao Nhân - Trưởng Khoa ngoại niệu, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố cho biết rất may, người nhà đã nhanh trí cưa chân giường rồi mang bé vào chân giường cùng lúc để giải cứu nên các bác sĩ cũng thuận lợi trong việc rút tay bé ra khỏi ông chân chân giường. “Chúng tôi đã đưa bệnh nhi lên phòng mổ gây mê bôi trơn và dùng thủ thuật rút tay bé nhẹ nhàng ra ngoài”, bác sĩ Nhân cho hay.

Theo bác sĩ Nhân, thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra “sự cố” khi nghe bé khóc thét lên. Do đó, các bậc phụ huynh trước khi đưa con đi khám bác sĩ, nên thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản.

Đầu tiên là nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề. Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập kẹt ngón, bàn, cánh tay, cánh chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay, hoặc bàn chân bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay, bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.

Sau đó, dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay, bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề, và giảm đau rất hiệu quả.

Cuối cùng cho bé uống thuốc giảm đau, vì khi bị dập kẹt tứ chi sẽ sức đau đớn, nhất là khu vực này tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh, và các cơ quan cảm thụ. Thuốc giảm đau không những giúp bé bớt đau, mà còn làm giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, có thể cho bé nghe nhạc, hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích trên đường chuyển đến bệnh viện nhằm giúp bệnh nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
31 giây trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẹt tay trong chân giường, bé gái 3 tuổi phải mang theo 'thủ phạm' đến bệnh viện