Hết ngày hôm nay 31.8, các trường sẽ chốt danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng 2, tuy nhiên tính tới thời điểm này lượng thí sinh của các trường top đầu đã tạm đủ nhưng các trường top dưới vẫn thiếu rất nhiều thí sinh, thậm chí có những trường chỉ mới tuyển được 50% thí sinh theo yêu cầu.

Kết thúc đợt xét tuyển Đại học, Cao đẳng đợt 2 các trường vẫn thiếu nhiều thí sinh

Haiyen | 31/08/2016, 14:07

Hết ngày hôm nay 31.8, các trường sẽ chốt danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng 2, tuy nhiên tính tới thời điểm này lượng thí sinh của các trường top đầu đã tạm đủ nhưng các trường top dưới vẫn thiếu rất nhiều thí sinh, thậm chí có những trường chỉ mới tuyển được 50% thí sinh theo yêu cầu.

Tính cho tới 12 giờ ngày 31.8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), những trường top trên hầu như đã tuyển đủ chỉ tiêu và điểm chuẩn có thể tăng hoặc giảm nhẹ tùy trường. Tuy nhiên các trường top giữahoặc top dưới lại đang khổ sở vì thiếu thí sinh với lượng thí sinh ảo tăng vọt hơn so với các năm trước.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới -PGS-TS Vũ Phán, Phó Hiệu trưởng trườngĐại học Phương Đôngcho hay: Trong đợt xét tuyển vừa qua nhà trường vẫn không tuyển đủ thí sinh theo đúng chỉ tiêu đề ra. Với lượng học sinh nộp hồ sơ ít như vầy chắc chắn nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung tuyển sinh đợt 3 hy vọng sẽ "vớt" thêm được một lượng thí sinh đạt được các yêu cầu.

Các trường Đại học Thương Mại, Đại học Nông lâm, Cao đẳng Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Mở, Đại học Thái Nguyên... thông tin là hiện nay các trường đang thiếu vài trăm thí sinh, thậm chí có trường lên tới cả nghìn thí sinh vì lượng thí sinh ảo quá nhiều ở đợt 1. Để đối phó với thí sinh ảo, trường Đại học Thương mại đã thành lập cả một tổ phân tích điểm thi để tránh thí sinh “ảo” nhưng vẫn không giải quyết được gì nhiều khi vẫn phải xét tuyển bổ sung tới 1.450 chỉ tiêu cho 12 ngành ở đợt 2. Đồng thời, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đã giảm từ 3 - 6 điểm so với điểm chuẩn đợt 1 của trường.

Ngay cả đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã thông báo tuyển bổ sung hơn 750 chỉ tiêu vào 34 ngành đào tạo, mức điểm nhận hồ sơ từ 16 cho tất cả các ngành. Học viện Tài chính xét tuyển bổ sung đợt 1 với 919 chỉ tiêu dành cho 6 ngành đào tạo. Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển dao động từ 19 đến 25 điểm. Có thể thấy chưa năm nào thí sinh lại được các trường "săn đón" nhiều nhưnăm nay và điểm chuẩn của các trường lại hạ thấp đến mức… không thể thấp hơn như vậy.

Chia sẻ với phóng viên trước đó, ông Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thừa nhận một trong những nguyên nhân các trường topđầu không tuyển đủ thí sinh là do chủ quan khi không phân tích kỹ tình hình tuyển sinh năm nay. Bởi trên các dữ liệu mình có được thì khâu tính toán để tăng tỉ lệ gọi tăng thêm cho phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh là điều không dễ thực hiện. Bên cạnh đấy, theo số liệu thống kê và dự báo của Bộ GD&ĐT, với kết quả điểm thi THPT Quốc gia của 70 cụm thi đại học do các trường Đại học chủ trì và điểm sàn thì nguồn tuyển sinh cho các trường khá dồi dào. Tuy nhiên, thực tế kết quả sau tuyển sinh đợt 1, 2 lại đang đặt ra câu hỏi, số thí sinh (đặc biệt là thí sinh có điểm trúng tuyển cao) đã đi đâu?

Trả lời câu hỏi trên, theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì nămnay, ngoài việc “ảo” do thí sinh có quyền đăng ký 2 nguyện vọng ở hai trường, thì thí sinh còn có nhiều cơ hội khác như đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh riêng, các trường quốc tế, chương trình liên kếtvà một bộ phận không nhỏ thí sinh du học nước ngoài hoặc chuyển qua học nghề. Bởi vậyphần lớn những thí sinh đi du học nhưng vẫn nộp hồ sơ xét tuyển Đại họctrong nước. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tình trạng thí sinh “ảo” cũng như giảm nguồn tuyển cho các trường.

Với số lượng thí sinh ít ỏi đăng ký,hiệu trưởng của một trường cao đẳng tại Hà Nội cho rằng: "Hiện nay, các trường top trên liên tục giảm điểm tuyển sinh đã thu hút một phần học sinh chần chừ không nộp hồ sơ vào các trường top giữa hoặc cao đẳng. Nhất là các thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, khi các em điểm cao thì nộp vào các trường top trên, các thí sinh có điểm cao trung bình cũng cố gắng nộp vào các trường Đại học top đầu để chờ hạ điểm. Khi điểm hạ, các em cũng không được rút hồ sơ ra vì thấy các trường mình yêu thích hạ điểm theo các trường top trên.

Cách làm như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của thí sinh. Các em trượt ở nguyện vọng 1 mà không thể nộp tiếp hồ sơ ở nguyện vọng bổ sung sẽ cảm thấy bất công. Đôi khi các em đã trúng tuyển ở lần 1 sẽ có tâm lý mình ở đẳng cấp khác so với các thí sinh trúng lần nguyện vọng bổ sung. Bộ nên có một văn bản hướng dẫn tiếp theo để các trường top đầu, hay các ngành cần thu hút thí sinh tài năng, cho phép thí sinh được rút và thay đổi nguyện vọng của mình, nếu bó cứng như thế sẽ gây thiệt thòi cho các em trượt ở nguyện vọng 1. Thậm chí gây thiếu thí sinh trầm trọng ở các trường top dưới và cao đẳng."

Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay: Năm 2016 do Bộ không khống chế chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng nên các trường top trên sẽ đủ chỉ tiêu, nhưng các trường top giữa và top dưới sẽ không có thí sinh. Do đó, các trường đại học, cao đẳng xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhận được ít hồ sơ xét tuyển.

Đối với các trường chưa tuyển sinh đủ thí sinh Bộ tiếp tục cho phép tuyển sinh thêm cho đủ lượng chỉ tiêu. Các đợt bổ sung thí sinh sẽ được phép xét tuyển trong nhiều đợt, hạn cuối của việc xét tuyển bổ sung là tới ngày 20.10.2016, mỗi đợt diễn ra trong vòng 10 ngày. Mỗi thí sinh được xét tuyển tối đa 3 trường, mỗi trường 2 ngành đào tạo.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết thúc đợt xét tuyển Đại học, Cao đẳng đợt 2 các trường vẫn thiếu nhiều thí sinh