Chiều 2.5, đại diện Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP.Cần Thơ), cho biết vừa phối hợp với Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Cần Thơ, điều trị thành công cho người bệnh bị kẹt vỏ thuốc với 4 cạnh sắc nhọn trong khí quản. Đây là trường hợp kẹt dị vật phức tạp vì dị vật lớn, tăng sinh mô hạt và bịt gần hết phế quản gốc trái.

Kẹt vỏ bao viên thuốc trong khí quản hơn 1 năm

02/05/2020, 18:39

Chiều 2.5, đại diện Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP.Cần Thơ), cho biết vừa phối hợp với Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Cần Thơ, điều trị thành công cho người bệnh bị kẹt vỏ thuốc với 4 cạnh sắc nhọn trong khí quản. Đây là trường hợp kẹt dị vật phức tạp vì dị vật lớn, tăng sinh mô hạt và bịt gần hết phế quản gốc trái.

Bệnh nhân đã cảm thấy thoải mái sau khi được giải thoát khỏi dị vật - Ảnh: Nguyễn Hồ

Người bệnh là ông N.M.T. (SN 1973, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ), nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, sau khi ho liên tục không dứt, ho ra máu, khó thở, nặng ngực. Trước đó, người bệnh đã điều trị nhiều nơi do ho khạc đàm nhưng không tìm được nguyên nhân vì kết quả chụp X quang hoàn toàn bình thường.

Sau khi nhập viện, qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng, kết quả chụp CT scan lồng ngực phát hiện có dị vật nằm trong khí quản. Người bệnh cho biết 1 năm trước có bị sặc khi uống thuốc, ngay sau đó có đến bác sĩ để chích thuốc. Bệnh nhân này có thói quen uống thuốc bằng cách bỏ cả vốc thuốc vào miệng. Sau đó, người bệnh thường xuyên bị ho nhưng nghi do bị viêm amidan nên đã điều trị nội khoa.

Dị vật được phát hiện trong khí quản bệnh nhân - Ảnh: Nguyễn Hồ

Nhận thấy đây là trường hợp dị vật phức tạp với kích thước lớn, ê kíp của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long và Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.Cần Thơ, đã tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa Hô hấp, Tai Mũi Họng, Gây mê hồi sức và quyết định tiến hành tiền mê để nội soi gắp dị vật ra cho người bệnh bằng ống soi cứng.

Sau khi gây mê cho người bệnh, bác sĩ tiến hành nội soi bằng ống soi mềm và quan sát thấy có dị vật nằm ở khí quản. Dị vật che gần hết phế quản gốc trái, bao phủ bởi đàm nhầy, hình thành mô hạt xung quanh dị vật. Ê kíp phẫu thuật đã quyết định nội soi gắp dị vật bằng ống nội soi cứng. Quá trình gắp thực hiện rất khó khăn. Sau hơn 1 giờ thực hiện, ê kíp mới lấy ra 1 vỏ thuốc kích thước 1.5 x 1,2 cm bằng nhựa cứng phủ nhôm còn nguyên vẹn trong khí quản của bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt và đã xuất viện sau 1 ngày theo dõi sức khỏe. Bệnh nhân ăn uống được và nói chuyện bình thường. Bệnh nhân chia sẻ, ông cảm thấy rất nhẹ nhàng và dễ thở hẳn sau khi lấy dị vật ra khỏi khí quản.

Vỏ viên thuốc sau khi lấy ra - Ảnh: Nguyễn Hồ

Theo Ths.BS Huỳnh Anh Tuấn - Trưởng khoa Tổng hợp của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, dị vật đường thở nếu phát hiện muộn sẽ làm quá trình xử trí và điều trị rất phức tạp. Bên cạnh đó, dị vật có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm phổi tái đi tái lại, áp-xe phổi. Trường hợp dị vật khí quản trên lâu ngày có thể gây hoại tử khí quản, gây viêm trung thất, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân bị mắc dị vật ở khí quản là thói quen không chú ý khi ăn uống. Chính vì thế, người dân nên cẩn thận khi ăn uống và uống thuốc. Nên ăn chậm, nhai kỹ, khi uống thuốc nên uống từng viên và bỏ vỏ thuốc cẩn thận.

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẹt vỏ bao viên thuốc trong khí quản hơn 1 năm