3.000 bộ xương giữa London đã được khai quật từ nghĩa trang Bedlam, thủ đô nước Anh.
Nghĩa trang Bedlam đã được sử dụng trong hơn 170 năm, từ 1569 đến 1738
Các chuyên gia hi vọng có thể thử nghiệm trên những bộ xương được khai quật tại nghĩa trang Bedlam, còn được biết đến với tên gọi Bethlehem hay New Churchyard, từ đó hiểu rõ hơn về sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Được biết Đại Dịch đã giết chết khoảng 75,000-100,000 trong 460,000 dân số London lúc đó.
Đây có thể được xem là nơi an táng trong thế kỷ XVI và XVII có giá trị về mặt khảo cổ lớn nhất của London. Nó có thể còn những gì sót lại của chiến binh nổi tiếng Robert Lockyer trong lịch sử Vương quốc Anh.
Trưởng nhóm khảo cổ học của Crossrail, ông Jay Carver cho biết: “Cuộc khai quật lần này cho chúng ta một cơ hội hiếm có để hiểu về cuộc sống và cái chết của người dân London trong thế kỉ XVI và XVII”.
“Nghĩa trang Bedlam trải qua một quá trình thú vị trong lịch sử Luân Đôn, bao gồm quá trình chuyển đổi từ một thành phố dưới thời các vua Nhà Tudor thành một London hiện đại đa văn hóa”.
Ông cho biết thêm: “Đây có lẽ là lần đầu tiên các nhà khảo cổ có thể tiếp cận với các nguyên mẫu với quy mô lớn như thể này ở London để nghiên cứu”.
“Nghĩa trang Bedlam được sử dụng bởi thành phần dân số đa dạng, đến từ mọi giai cấp xã hội và từ những vùng khác nhau của thành phố”.
Đến nay, tổ chức Crossrail đã tìm được hơn 10.000 mẫu vật trong khoảng thời gian dài tại hơn 40 điểm khảo cổ ở London . Đây được xem là dự án khảo cổ lớn nhất Vương quốc Anh.
Khai quật sơ bộ ở khu vực nhà ga Liverpool Street trong năm 2013 và 2014 đã phát hiện được hơn 400 bộ xương và nhiều di vật.
Ailita Nguyễn (theo The Guardian)