6o năm sau thảm họa y tế thalidomide, cướp đi sinh mạng 7.000 trẻ và khiến 5.000 trẻ tật nguyền, các nhà khoa học mới khám phá được cơ chế gây quái thai của loại biệt dược giảm đau, an thần, hỗ trợ giấc ngủ thalidomide.

Khám phá cơ chế gây quái thai của loại biệt dược thalidomide

05/08/2018, 15:00

6o năm sau thảm họa y tế thalidomide, cướp đi sinh mạng 7.000 trẻ và khiến 5.000 trẻ tật nguyền, các nhà khoa học mới khám phá được cơ chế gây quái thai của loại biệt dược giảm đau, an thần, hỗ trợ giấc ngủ thalidomide.

Cơ cấu phân tử của thalidomide - Ảnh: Dana-Farber Cancer Institute, Mỹ

Theo tạp chí eLife , 60 năm sau khi vụ bê bối thuốc an thần và thuốc ngủ thalidomide trên toàn thế giới – loại thuốc gây ra những bất thường nghiêm trọng trong sự phát triển của phôi thai, các nhà khoa học cuối cùng mới hoàn toàn hiểu chính xác cơ chế thalidomide gây ra hậu quả như vậy.

Được biết, thalidomide, tên thương mại là Thalomid (Mỹ), Contergan (châu Âu) hay Softnon ở Australia, là một loại biệt dược giảm đau, an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Thuốc này do Công ty dược Gruenenthal của Đức sản xuất và lưu hành từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Thuốc do bác sĩ Heinrich Mueckter, thành viên Đức Quốc xã, chủ trì việc nghiên cứu phát minh, chế tạo.

Công trình nghiên cứu mới này không chỉ có ý nghĩa lịch sử. Vì một số các chế phẩm y tế mới đang được phát triển, cấu trúc hóa học tương tự như thalidomide. Hiệu quả điều trị của chúng được dựa trên khả năng gây thoái hóa một số protein nhất định. Nhưng để kiểm tra sự an toàn của các loại thuốc tương lai, cần phải biết trong những trường hợp nào chúng có thể ảnh hưởng đến các protein có tầm quan trọng sống còn của cơ thể.

Thalidomide phổ biến nhất vào những năm 1950. Đặc biệt là nó được chỉ định dùng cho phụ nữ trong khi mang thai bị buồn nôn. Vào cuối những năm 1950, ở một số nước, thalidomide đã trở thành loại thuốc được tiêu thụ nhiều thứ hai sau aspirin. Vào đầu những năm 1960, người ta mới phát hiện ra rằng thalidomide gây ra dị tật bẩm sinh thường xuyên ở trẻ nếu người mẹ dùng thalidomide trong thai kỳ.

Những tác động của thalidomide thường xuyên gặp phải bao gồm thiếu tai ngoài, chứng ngắn chi (fokameliya), suy thận, suy gan cùng các hệ tiêu hóa và tiết niệu. Thuốc đã bị cấm vào năm 1961, nhưng tổng số nạn nhân của nó đã lên đến 12.000 trẻ, trong đó có khoảng 7.000 trẻ chết sớm, và số còn lại bị tàn tật.

Trong những năm 1980, nghiên cứu cho thấy thalidomide là một hỗn hợp của hai chất đồng phân (enantiomer) trong đó các đồng phân khác nhau là hình phản chiếu của nhau. Nhưng chỉ một chất đồng phân gây tác dụng tồi tệ đối với phôi thai. Tuy nhiên, vẫn không thể sử dụng thalidomide làm thuốc, ngay cả khi nó được làm sạch triệt để các chất đồng phân có hại vì các chất đồng phân của thalidomide có thể chuyển đổi trạng thái cho nhau trực tiếp trong cơ thể con người.

Bây giờ nghiên cứu cho thấy thalidomide góp phần hủy hoại số lượng lớn yếu tố phiên mã - các protein tế bào điều tiết hoạt tính các gien. Đặc biệt, một trong những protein này (SALL4), ảnh hưởng đến hoạt động của các gien liên quan đến sự phát triển của tứ chi và một số cơ quan nội tạng. Khi xảy ra đột biến ở gien SALL4, trẻ được sinh ra thiếu ngón tay, bị khuyết tật mắt và tai và các khuyết tật khác. Các nhà khoa học đã xác định được rằng sử dụng thalidomide khiến protein này hoàn toàn có thể biến mất khỏi các tế bào.

Eric Fischer, tác giả chính của công trình nghiên cứu mới ở Viện ung thư Dana-Farber Cancer Institute, Mỹ, chia sẻ rằng sự giống nhau giữa những khuyết tật bẩm sinh do dùng thalidomide và những khuyết tật do đột biến gien thật đáng kinh ngạc. Điều này khẳng định tính thời sự của việc nghiên cứu cơ chế tác động của thalidomide như một lời cảnh báo khi phát triển các loại thuốc mới có cấu trúc tương tự như thalidomide.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá cơ chế gây quái thai của loại biệt dược thalidomide