Cụm từ “Daigo no Hanami” được vị Samurai sử dụng với hàm ý: Cầu xin các chư vị Bồ Tát bốn phương tám hướng hãy ưa linh hồn ông đến ngưỡng cửa Thiên đàng. Kể từ đó, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của nét đẹp trong trắng mong manh mà còn tượng trưng cho sự liêm khiết, chính trực và lối sống quân tử của một vị Samurai.

Khám phá nước Nhật - Bài 3: Khi hoa đào là biểu tượng của Samurai

05/02/2019, 09:27

Cụm từ “Daigo no Hanami” được vị Samurai sử dụng với hàm ý: Cầu xin các chư vị Bồ Tát bốn phương tám hướng hãy ưa linh hồn ông đến ngưỡng cửa Thiên đàng. Kể từ đó, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của nét đẹp trong trắng mong manh mà còn tượng trưng cho sự liêm khiết, chính trực và lối sống quân tử của một vị Samurai.

Chuyến bay lúc gần nửa đêm từ Sài Gòn đi Tokyo làm tôi khá mỏi mệt với giấc ngủ không tròn, cùng với việc nhập cuộc khá nhanh vào những điểm đến của Tokyo trong ngày đầu tiên khiến đôi chân tôi mỏi nhừ còn mắt thì không mở nổi.

Tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên khi Tsubota quyết định đến công viên Ueno nơi có đến 1.200 gốc hoa anh đào được trồng. Mùa xuân đầu tiên trên xứ Phù Tang, tôi cứ như ngây như dại ngắm hoài không biết chán những cánh hoa trắng mỏng manh được trồng dọc theo các con phố. Muốn có một tấm ảnh vắng người ở công viên Ueno là điều không dễ dàng chút nào khi đoàn người cứ nối đuôi chen chúc trong mùa lễ hội. Tùy thời tiết từng năm, hoa anh đào sẽ nở rộ vào cuối tháng Ba đến đầu tháng Tư. Khoảng ba tuần trước đó , cơ quan dự báo thời tiết Nhật có trách nhiệm dự đoán, công bố ngày hoa anh đào nở và ngày bắt đầu lễ hội hoa anh đào - một quốc lễ kéo dài suốt bảy ngày.

Tại mỗi địa phương, ban tổ chức sẽ nổi trống mở đầu lễ hội trong 15 phút. Tùy thời tiết từng vùng, tiếng trống mở màn có thể chênh lệch nhau 1 - 2 ngày và có khi là cả một tháng. Các đôi trai gái dìu nhau đi trong giai điệu nhạc du dương từ sân khấu trung tâm biểu diễn suốt thời gian lễ hội. Những người lớn tuổi đi bộ trên các con đường nằm giữa hàng cây, hít thở không khí ngày xuân. Nhiều gia đình quây quần dưới gốc anh đào bày biện ăn uống, nhấm nháp Sake. Với các công ty, đây cũng là dịp họp mặt dưới gốc anh đào không phân biệt lãnh đạo hay nhân viên. Những tấm bạt màu xanh trải dưới gốc anh đào đầy kín người. Tìm và thuê được chỗ ngồi trong công viên Ueno hết sức khó khăn và giá thuê cũng không rẻ.

Chọn một chiếc ghế đá còn trống trong công viên để ngồi, tôi lại được nghe Tsubota kể một câu chuyện truyền thuyết về hoa anh đào. Lễ hội hoa anh đào được mở màn bằng loạt trống oai hùng Taiko cùng vũ điệu đường phố truyền thống Yosakoi. Thuở xưa ấy, người Jōmon chưa để ý lắm đến loài hoa hoang dại mọc sâu trong thung lũng ở Hokkaido hay những ngọn núi cao. Mãi đến thời Heian (794 - 1185), người Jōmon mới yêu thích những cánh hoa anh đào mong manh khi nhà thơ Ariwana o Narihira (825 - 880) cho ra đời bài thơ: “Nếu những cánh hoa anh đào không tồn tại/Thế giới này im lặng như thế nào/Tôi có thể sống như thế nào trong một mùa xuân quá yên ắng?”. Và kể từ đó, những cánh hoa anh đào đã đi vào thơ ca, nhạc kịch, hội họa, ẩm thực xứ Phù Tang và nhà nước Heian đem loài hoa này trồng khắp nơi trên đất nước Mặt trời mọc.

Trong tiếng Nhật, “Sakura” mang ý nghĩa vẻ đẹp thanh tao nhưng chóng nở chóng tàn, trong khi “Hanami” hàm nghĩa đi ngắm hoa anh đào dưới bầu trời trong xanh. Để hỏi về ý nghĩa hoa anh đào, Tsubota không thể trả lời câu hỏi của tôi nhưng anh lại kể cho tôi nghe một truyền thuyết khác để tôn vinh những vị Samurai thông qua loài hoa này. Vì yêu thích những cánh hoa anh đào hoang dã, vị Samurai vĩ đại Toyotomi Hideyoshi trồng 700 gốc hoa anh đào xung quanh nhà. Sáu tháng trước khi đi qua bên kia thế giới, ông tổ chức một lễ hội nho nhỏ dưới 700 gốc hoa anh đào với tên gọi “Daigo no Hanami” (Ngắm hoa anh đào ở Daigo), trong đó Daigo là ngôi đền Phật giáo linh thiêng và lớn nhất ở kinh ô Kyoto lúc bấy giờ.

Cụm từ “Daigo no Hanami” được vị Samurai sử dụng với hàm ý: Cầu xin các chư vị Bồ Tát bốn phương tám hướng hãy ưa linh hồn ông đến ngưỡng cửa Thiên đàng. Kể từ đó, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của nét đẹp trong trắng mong manh mà còn tượng trưng cho sự liêm khiết, chính trực và lối sống quân tử của một vị Samurai.

Người Nhật cho rằng, lễ hội hoa anh đào có từ hơn 1.000 năm về trước khi loài hoa này đi vào nền văn học nghệ thuật thời Heian. Tuy nhiên, lễ hội hoa anh đào lúc ấy chỉ dành cho hoàng gia với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đến thời Edo (1603 - 1868), lễ hội hoa anh đào mới thật sự phổ biến đến mọi tầng lớp trong xã hội. Hoa anh đào thường bung cánh đầu tiên trong màn đêm khá gần thời khắc giao thoa giữa cũ và mới của ngày. Người Nhật xưa luôn chờ đợi để được ngắm nhìn khoảnh khắc thiêng liêng ấy, uống một ly Sake nhỏ và cầu ước cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu và gia đình hạnh phúc. Khi mùa hoa anh đào lụi tàn dần, người Nhật lại thích ngồi dưới tán hoa mặc cho những cánh hoa mỏng tang theo gió bám đầy trên người, để một cốc rượu Sake dưới gốc hứng đầy những cánh hoa mịn màng và uống cạn cốc rượu ấy cho thấm trọn tinh thần Samurai. Giữ truyền thống của vị Samurai Toyotomi Hideyoshi đáng kính khi xưa, người Nhật ngày nay vẫn tụ tập dưới bóng cây anh đào để nói lời yêu thương khi đoàn tụ gia đình hay để truyền cảm hứng hoặc chia sẻ khó khăn trong công việc và cuộc sống để từ đó, đưa công ty ngày càng phát triển.

Một ngày không mưa cũng không nắng ở Tokyo trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại những cơn gió xuân đêm hây hây thổi bên ngoài ô cửa sổ nhỏ, rồi thỉnh thoảng, chúng mang theo cái lạnh rét cóng khi len lỏi qua căn phòng nhỏ. Cũng giống như ngày đầu tôi đặt chân đến một Sài Gòn quá bao dung để lập nghiệp, Tsubota cũng chưa đủ tiền mua một căn hộ để sống đúng nghĩa ở đất Tokyo nhộn nhịp dù ở quê nhà Fukuoka, anh không thiếu một thứ gì. Cả hai chúng tôi đều giống nhau khi ý thức được mình đã là người trưởng thành và mọi thứ nên bắt đầu bằng đôi bàn tay trắng và một bộ não phải liên tục vận động chứ không thể dựa dẫm mãi vào cha mẹ. Không cần Tsubota giải thích, lần đi Hồng Kông trước đây cũng giúp tôi hiểu được thói quen của thế hệ trẻ Bắc Á ngày nay khi họ thích lang thang ngoài đường vui chơi, mua sắm, ăn uống cho đến hơn nửa đêm mới quay về nhà bởi căn hộ của họ quá eo hẹp về diện tích, chỉ đủ để đặt một chiếc giường cùng một toilet nhưng giá thuê lại không hề rẻ chút nào.

Tôi thiếp nhanh vào giấc ngủ thật ngon mặc cho những ngọn gió xuân đang lao xao bên ngoài. Trôi trong vùng miên viễn của ký ức tôi không phải ngọn tháp Tokyo cao 332,9 mét xanh đỏ tím vàng trong ánh đèn êm, hay sự giả vờ đến đỏ mặt khi ngắm nhìn những bức hình Playboy trong các quyển tạp chí phát không biếu không tại các quán ăn, cũng không phải là giao lộ Shibuya ông nghịt người hay dòng kênh Chidori-ga-fuchi trắng xóa xác hoa anh đào, cũng không hẳn là bức tượng Phật Quan Âm linh thiêng theo truyền thuyết cao chỉ 5,5 cm trong ngôi chùa Senso-ji được xây dựng vào năm 645 cổ kính nhất Đông Kinh, cũng không là những bước chân chống chếnh men rượu trên đường về hay say mèm gục ngủ hẳn tại bàn dưới những gốc anh đào được rọi đèn sáng trưng hoặc tiếng trống báo hiệu mùa hoa của ai đó lạc loài trên đường phố,… mà đó là cách Tsubota giúp tôi nhận dạng chín loại hoa anh đào được lai tạo từ giống Edohiganzakura ban đầu đang khoe cánh trên xứ Phù Tang. Tôi quá si mê loài hoa ấy khi mùa xuân về như một đứa trẻ mân mê một món đồ chơi được mẹ mua cho ngay cả trên giường ngủ. Và lúc ấy, tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ hai quay lại quê hương hoa anh ào nữa.

Trích sách Bốn mùa trên xứ Phù Tang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá nước Nhật - Bài 3: Khi hoa đào là biểu tượng của Samurai