Ngày 2.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức tại thành phố Nha Trang.

Khánh Hòa cần nỗ lực vì mục tiêu đến năm 2030 trở thành TP trực thuộc Trung ương

H.Đ | 02/04/2023, 17:00

Ngày 2.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức tại thành phố Nha Trang.

khanhhoa.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc công bố các quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa là sự tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành “thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.

Sau khi phân tích, nêu bật các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Khánh Hòa hội tụ nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch và kinh tế biển…; qua đó tạo động lực, sức lan tỏa thúc đẩy phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và cả nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Khánh Hòa khẩn trương hoàn thiện, triển khai hiệu quả các quy hoạch, nhất là các quy hoạch quan trọng đã được duyệt vừa được công bố, để điều phối, quản lý thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, hiệu quả và phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển tổng thể, liên kết vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Khánh Hòa phải phát triển mạnh hệ thống đô thị, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, kết nối, ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan, chỉ đạo đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc: Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, Vân Phong - Nha Trang, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua Khánh Hòa và các tuyến đường chiến lược kết nối nội tỉnh, liên vùng; nâng cấp, nâng cao hiệu quả khai thác các cảng hàng không, cảng biển hiện đại phục vụ cung cấp dịch vụ hậu cần cảng biển, logistics cho cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

Thủ tướng cũng đề nghị Khánh Hòa nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá và bố trí nguồn lực hợp lý để dẫn dắt, thu hút, đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng động lực, các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng đề nghị Khánh Hòa khẩn trương hoàn thiện, triển khai hiệu quả các quy hoạch, nhất là các quy hoạch quan trọng đã được duyệt vừa được công bố, để điều phối, quản lý thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển tổng thể, liên kết vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thủ tướng gợi ý Khánh Hòa nghiên cứu xây dựng Cung Triển lãm quy hoạch.

Thứ hai, phát triển mạnh hệ thống đô thị, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, kết nối, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược.

Thủ tướng lưu ý các vị trí đẹp, thuận lợi phải dành cho sản xuất kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm, thu hút người đến làm, người đến ở, từ đó mới có người mua nhà, như vậy việc phát triển bất động sản, đô thị mới bền vững.

Thứ ba, nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá và bố trí nguồn lực hợp lý để dẫn dắt, thu hút, đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng động lực, các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh. Lấy nguồn lực bên trong (con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử - văn hóa) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, quản trị, nhân lực…) là quan trọng và đột phá.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh các ngành thế mạnh, tiềm năng trên nền tảng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị, hàm lượng tri thức, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh và nhất là không gian biển, phát triển theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn, sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ năm, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường công khai, minh bạch, lắng nghe, đối thoại, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Cải thiện nhanh các chỉ số về cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PAPI, PCI.

Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thứ sáu, tập trung đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với thế mạnh và định hướng phát triển của tỉnh, nhất là trong những ngành quan trọng như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sáng tạo, du lịch, dịch vụ logistics, cảng biển, thủy sản và hậu cần nghề cá, công nghệ thông tin.

Phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển. Phát triển mạnh mẽ các sản phẩm văn hóa, du lịch phong phú, đậm đà bản sắc, kết hợp hài hòa, hợp lý hiệu quả giữa truyền thống và hiện đại, biến di sản thành tài sản, nguồn lực phát triển.

Thứ bảy, củng cố vững chắc, tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chú trọng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và năng lực hội nhập của doanh nghiệp, người dân, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Thứ tám, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ một cách quyết liệt, đồng bộ, xuyên suốt, liên tục, toàn diện; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trên toàn tỉnh, đưa Khánh Hoà vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Khánh Hòa tiếp tục đánh giá thực trạng tình hình, rà soát, có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị, đề xuất của tỉnh và người dân, doanh nghiệp; kịp thời hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan…trên tinh thần “tất cả các bên cùng thắng”.

Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu để có những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho Khánh Hòa huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, hiện thực hóa mục tiêu chiến lược đề ra, nhất là trong giai đoạn có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khánh Hòa cần nỗ lực vì mục tiêu đến năm 2030 trở thành TP trực thuộc Trung ương