Khi hay tin nhà báo Đỗ Doãn Hoàng  bị tấn công, mọi người trong giới làm báo đều nghĩ rằng đó chỉ là một vụ hành hung, dằn mặt đơn thuần. Thế nhưng, sự việc lại được rõ ra hơn đó là một cuộc tấn công thâm hiểm và dã man vào báo chí của giới xã hội đen…

Khi bàn tay viết lách bị đập nát…

29/03/2016, 11:23

Khi hay tin nhà báo Đỗ Doãn Hoàng  bị tấn công, mọi người trong giới làm báo đều nghĩ rằng đó chỉ là một vụ hành hung, dằn mặt đơn thuần. Thế nhưng, sự việc lại được rõ ra hơn đó là một cuộc tấn công thâm hiểm và dã man vào báo chí của giới xã hội đen…

Chính nhà báo Đỗ Doãn Hoàng phải công nhận là mình đã may mắn thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm. Hậu quả sự việc không quá trầm trọng nhưng cuối cùng lại mang tính thị uy thâm hiểm: bàn tay viết lách của anh bị đập nát!

Những kẻ thủ ác đã gây án ngay giữa ban ngày, ngay giữa lòng thủ đô. Chúng thực hiện tội ác “chuyên nghiệp” đến mức khi gây án xong mà chẳng để lại dấu vết gì. Công an đã “vào cuộc”, nhưng nhà báo Hoàng cũng không mấy tin tưởng vào khả năng phát hiện và truy bắt. Anh thừa nhận rằng mình rất hoang mang.

Sự việc các nhà báo bị hành hung, tấn công không còn là chuyện hiếm hoi nữa. Có rất nhiều nhà báo bị hành hung dã man như trường hợp của nhà báo Đỗ DoãnHoàng. Nhiều vụ việc được đưa ra pháp luật, một số việc bị “chìm xuồng” không có lý do. Vụ nhà báo Trần Thế Dũng, phóng viên báo Lao Động, bị một nhóm cửu vạn ở Lạng Sơn hành hung dã man vào sáu năm trước, thì tất cả kẻ thủ ác chỉ bị xử lý hành chính…

Việc một nhà báo chuyên ngành phóng sự điều tra bị đập nát bàn tay viết lách dường như có tính chất “biểu tượng”: đó là một cuộc tấn công vào tính lý tưởng của nghề báo. Như mọi nghề có tính lý tưởng khác, các nhà báo có thể chọn lựa giữa việc viết lách bình thường, “vô hại”, với việc tranh đấu cho lý tưởng nghề nghiệp, lý tưởng xã hội.

Tất nhiên, không phải chỉ có nhà báo điều tra là người thực hiện lý tưởng nghề báo, nhưng nghề điều tra đòi hỏi sự dấn thân hơn các lãnh vực viết lách khác. Nghề này đang có nguy cơ “tuyệt chủng” như đã thấy trong những năm gần đây, khi các cây bút điều tra lần lượt bỏ nghề và những cây bút mới chưa thấy xuất hiện. Báo chí bây giờ, nhìn chung, dần dần có xu hướng rẫy đầy là những thông lá cải, nhảm nhí và hơn là những bài phóng sự điều tra có trọng lượng.

Cần phải bảo vệ các nhà báo, nhưng bằng cách nào? Cung cấp cho họ những “công cụ hỗ trợ” như nhiều ý kiến đã nêu ra sau vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chăng? Điều này có vẻ cũng không ổn vì đối với giới tội phạm, việc gây án là “nghề” của chúng cho nên ngay cả đối với lực lượng công an chúng cũng có thể thực hiện tội ác huống gì là các nhà báo, như nhiều trường hợp đã xảy ra.

Điều quan trọng có lẽ là ý chí trấn áp tội phạm, nói chung cho cả xã hội và nói riêng cho những người đang thực hiện các chức trách của mình như cảnh sát, nhà báo… Đối với các lực lượng thực hiện công vụ như các lực lượng này mà bọn tội phạm còn không kiêng dè, nể trọng thì đối với dân thường sẽ còn ở mức độ ra sao?

Tất nhiên là quá trình điều tra, truy bắt các vụ án như vụ tấn công nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là khó khăn. Thế nhưng với khả năng và nhiệt huyết của mình, các lực lượng chức năng đã phá được nhiều vụ án còn phức tạp, khó khăn hơn.

Qua vụ “đập nát bàn tay viết lách” mang tính “biểu tượng” của thế giới tội phạm này, mong rằng các lực lượng chức năng sẽ có câu trả lời mang tính “biểu tượng” đanh thép ngược lại: đó là đập nát các bàn tay tội phạm để bảo vệ người làm báo và nghề báo…

Đoàn Đạt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi bàn tay viết lách bị đập nát…