Ở trẻ, thói bắt nạt hoặc ăn hiếp trẻ khác là sự phô trương thanh thế, mạnh quyền lực, khẳng định vị trí số một của trẻ trước bạn bè của chúng.
Những trẻ thích bắt nạt trẻ khác thường có tính khí hung dữ, to khoẻ, ít sự cảm thông, thiếu tinh thần hợp tác và tỏ ra nổi đình nổi đám trước chúng bạn. Chúng xuất thân từ gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, không thể quản chế. Trong khi đó, những trẻ bị bắt nạt thường có tâm lý lo lắng, nhút nhát, thiếu quyết đoán, cảm thấy cô độc, xem nhẹ giá trị bản thân và đa cảm. Chúng xuất thân từ gia đình có lối sống nhún nhường trước sự năng động của thế giới bên ngoài hoặc do những tổn thương tâm lý do gia đình gây nên.
Biểu hiện của trẻ bắt nạt trẻ khác
Nếu thói bắt nạt kẻ khác của trẻ cứ được dung dưỡng, trẻ sẽ không nhận thức được những kỹ năng giao tiếp về phương diện xã hội một cách đúng mực dẫn đến những tác hại khác của bản thân trẻ về sau.
Biểu hiện thường gặp của trẻ, là có hành vi ứng xử hung hăng bên trong và ngoài gia đình. Tỏ ra hống hách, kiêu ngạo, khó tiếp cận, thường bị người khác mách tội với gia đình…Trường hợp này, cha mẹ cần kềm chế cơn giận của trẻ, thay vì chỉ trích trẻ một cách quyết liệt. Hãy để trẻ hiểu rằng, bạn luôn yêu thương trẻ nhưng không thể chấp nhận những việc làm của chúng.
Tìm hiểu điều gì khiến trẻ buồn bực, bận tâm, đồng thời khéo léo dò hỏi trẻ về những hành vi của chúng. Xử lý những hành vi bắt nạt ở trẻ là điều không đơn giản. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng đây là một thói xấu không được ai ủng hộ. Cha mẹ cần có trách nhiệm đối với trẻ, tìm cách phối hợp với nhà trường để ngăn ngừa thói bắt nạt, ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Biểu hiện của trẻ bị bắt nạt
Trẻ bị bắt nạt thường giảm sút lòng tự tin, sống khép kín trong sự lo lắng, nghi ngờ. Một số trường hợp trẻ biết che giấu nỗi lo sợ của nó trong việc học tập và đạt kết quả tốt, nhưng phần nhiều trẻ sẽ tím cách trốn học, nếu đến lớp cũng không thể tập trung tinh thần vào việc học tập. Ngoài ra, sức khoẻ của trẻ cũng có chiều hướng bị tác động như đau đầu, buồn nôn hoặc đau bụng.
Những biểu hiện thường gặp khác là, xuất hiện những thương tích về thể xác như vết trầy xước, bầm tím, quần áo rách, vết cắn không rõ lý do. Trẻ có ít hoặc không có bạn, trẻtừ chối đến trường, giảm sút việc học tập, gặp ác mộng, thay đổi tính nết có tâm lý giận dữ và lo lắng, nói năng không rõ ràng… Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ cần:
Dặn dò trẻ tránh xa những khu vực vắng vẻ khi không cần thiết cũng như tránh xa những nơi có nguy cơ kích thích bùng nổ thói bắt nạt. Đồng thời tìm một nơi an toàn và được trông chừng, bảo vệ tại trường để hít thở trấn tĩnh những sự việc vừaxảy ra với trẻ.
Tham khảo chương trình học hỗ trợ tại trườngcủa trẻ như đoàn, đội nhà trường… Đồng thời khuyên trẻ nên tìm người bảo trợ là người bạn lớn hơn trẻ, tốt bụng và điềm tĩnh.
Hành động như thể không phiền lòng, bực tức trước thói bắt nạt của kẻ khác. Đồng thời ỵêu cầu kẻ bắt nạt phải chấm dứt ngay, nhân cơ hội nói rõ với mọi người xung quanh về “chân dung” của kẻ bắt nạt.
Thùy Như