Là khi bác sĩ của bạn cho là cần thiết, theo dược sĩ Nguyễn Vũ Thuỳ Anh.
Với các kiểu quảng cáo hoa mĩ đầy hứa hẹn về những tác dụng thần kỳ của sản phẩm, như giúp hỗ trợ điều trị tất cả các bệnh mà con người mắc phải, người tiêu dùng ngày càng bị dẫn dắt, thuyết phục và dẫn đến việc có nhận thức sai lệch về công dụng thực sự của các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Cần phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Người tiêu dùng cần nhận thức rõ thực phẩm chức năng KHÔNG phải là thuốc. Thực phẩm chức năng không có những hoạt chất có tác dụng dược lý giúp điều trị và phòng ngựa bệnh như thuốc. Trong bất kì trường hợp nào, thực phẩm chức năng cũng không thể thay thế được thuốc.
Người tiêu dùng đừng nên tin vào những tác dụng chữa bệnh kì diệu trên quảng cáo.Điều đó là không thể. Đặc biệt đối với những bệnh quan trọng như mỡ trong máu, ung thư, tim mạch, tai biến mạch máu não, người bệnh cần phải đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn bác sĩ, không nên tự chữa trị hay tự ý thay thế thuốc bằng các thực phẩm chức năng vì hậu quả sẽ rất khó lường.
Những thành phần chứa trong thực phẩm chức năng
Những nguy có thể gặp phải khi tự sử dụng thực phẩm chức năng
1. Không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm:
Hiện trên thị trường tồn tại vô vàng những mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Chất lượng sản phẩm cũng rất khó đánh giá, ngay cả với những mặt hàng biết rõ xuất xứ vì các chuẩn được đặt ra để có thể kiểm tra, đánh giá những thực phẩm chức năng trên thị trường còn rất hạn chế.
2. Giá cả:
Đôi khi, người mua sẽ phải trả một giá quá đắt cho những sản phẩm mà không được khoa học thừa nhận. Thậm chí, tiền mất tật mang.
3. Sử dụng quá liều:
Trong một số trường hợp, những thành phần dinh dưỡng mà thực phẩm chức năng mang đến cho cơ thể vượt quá những nhu cầu cần thiết hàng ngày của cơ thể.Một thành phần, vitamin D chẳng hạn, vừa có mặt trong sản phẩm này vừa có mặt trong sản phẩm kia, khi dùng nhiều sản phẩm cùng lúc sẽ dẫn đến quá liều vitamin D, gây sỏi thận.4. Làm bệnh tình nặng thêm:
Ví dụ. Tảo biển Nhật Bản được mua cho mục đích làm đẹp da. Nhưng vì tảo biển cơ bản chứa nhiều iode nên có thể gây ra những rối loạn cho những người có bệnh về tuyến giáp.
5. Tương tác với thuốc:
Việc sử dụng đồng thời thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
Ví dụ: Dùng song song các thuốc thuộc nhóm statine và men gạo đỏ có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
Khi nào cần dùng thực phẩm chức năng?
Đa phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chức năng đều có thể tìm thấy trong thức ăn hàng ngày. Vậy nên, một chế độ ăn dinh dưỡng, đầy đủ và đa dạng sẽ khiến cơ thể có được những nhu cầu cần thiết.
Tuy vậy, không phải mọi thức phẩm chức năng đều xấu. Chỉ có điều cần biết cách chọn lựa và sử dụng phù hợp.
Cơ thể mỗi người đều đòi hỏi những nhu cầu riêng. Cuộc sống bận rộn hay mệt mỏi có thể khiến ta lơ là việc ăn uống, dẫn đến thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết. Hoặc một vài trường hợp bệnh lý cần những bổ sung đặc biệt cho cơ thể. Thực phẩm chức năng có thể được sử dụng trong những trường hợp này, dưới sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ.
Tóm tắt lại, người tiêu dùng không nên tự mình mua và sử dụng những thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi quyết định để có được những lời khuyên khoa học, phù hợp với từng thể trạng của mình.