Thời gian gần đây, nhiều thương vụ tài trợ vốn ''khủng'' từ các ngân hàng dành cho chủ đầu tư dự án đang làm nóng thị trường bất động sản.

Khi ngân hàng ‘bắt tay’ doanh nghiệp bất động sản

Phan Diệu | 17/07/2017, 13:32

Thời gian gần đây, nhiều thương vụ tài trợ vốn ''khủng'' từ các ngân hàng dành cho chủ đầu tư dự án đang làm nóng thị trường bất động sản.

Ngân hàng rót vốn ''khủng'' vào bất động sản

Đơn cử như ngày 14.7 vừa qua, Công ty Bất động sản An Giavà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh 11 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tài chính cho dự án River Panorama.

Theo thỏa thuận, ngân hàng VietinBankchi nhánh 11sẽ là đơn vị bảo lãnhcũng như hỗ trợ tài chính cho An Gia trong quá trình phát triển các dự án River Panorama. Đồng thời, VietinBank cũngcung cấp các gói giải pháp tài chínhcho khách hàng cá nhân mua căn hộthuộc cụm dự án An Gia đang triển khaibằng hình thức cho vay, bảo lãnh hoặccáchình thức cấp tín dụng khác.

Với cái “bắt tay” này, An Gia và Vietinbank cam kết sẽhỗ trợ lẫn nhau trong việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ.

Ngoài ra, việc này còn bảo vệ quyền lợi tài chính cho khách hàng mua nhà và nhận nhà đúng thời hạn gồm các dự án đang hoàn thiện là Angia Riverside, Angia Skyline; dự án đang triển khai The Garden Bay và mới nhất là dự án khu căn hộ biệt lập ven sông River Panorama sắp ra mắt vào cuối tháng 7.2017.

Trước đó, vào cuối tháng 5.2017, Công ty Bất động sản Tài Nguyên cũng đã nhận được nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng để tái khởi động dự án Kenton Node. Dự án Kenton Node, tên cũ là Kenton Residences, được khởi công từ năm 2009, giờ đã gần xong phần thô.

Sau một thời gian tạm dừng do thị trường khó khăn, đến nay Công ty Tài Nguyên đã ký kết công bố nhận bổ sung 1.560 tỉ đồng. Trong đó 1.060 tỉ đồng từ BIDV, Maritime Bank dành cho dự án Kenton Node - Hotel Complex; còn dự án EverGreen nhận gói tín dụng bổ sung 500 tỉ đồng từ SHB. Sau điều chỉnh, dự án này đã khoác “áo mới”, với khu phức hợp căn hộ, khách sạn, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí, nhà hát, trường học, phòng khám quốc tế…

Theo nhận định của một số chuyên gia bất động sản, đối với các ngân hàng thìbảo lãnh bất động sản là lĩnh vực thuộc diện có rủi ro cao nhất. Chính vì vậy, một dự án được ngân hàng bảo lãnh sẽ bị thẩm định rất kỹ lưỡng, từ uy tín, năng lực của chủ đầu tư đếntính thanh khoản của dự án.

Do đó, đối với những chủ đầu tư nhỏ, uy tín kinh doanh thấp sẽ không được các ngân hàng chú ý đến. Chỉ những dự án tốt, được thị trường chấp nhận mới mong được các ngân hàng bảo lãnh, hỗ trợ tài chính.

Về phía doanh nghiệp, hợp tác với ngân hàng trong việc bán hàng được xem là một cách làm khôn khéo, nhằm hỗ trợ khách hàng bằng giá trị thực, thay vì các chương trình khuyến mãi tặng vàng, tặng xe như trước.

Chưa lo ngại bong bóng

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, đứng về góc độ ngân hàng, từ tháng 4.2012, ngân hàng đã loại bỏ bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất, tức là cho vay trở lại bình thường.

Năm 2013, thị trường ấm dần lên, kể cả giá và số lượng giao dịch thành công. Vì vậy kể từ 2013, tín dụng ngân hàng liên tục đổ vào thị trường bất động sản.

Trước lo ngại dòng vốn khủng từ ngân hàng đổ vào các dự án bất động sản sẽ có khả năng xảy ra bong bóng, trao đổi với phóng viên báo điện tửMột Thế Giới, chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển nhận định chưa có nguy cơ này.

“Bong bóng bất động sản chỉ xảy ra khi ngân hàng cho vay mà không thu hồi được, tạo thành nợ xấu mới. Còn hiện nay, người mua họ mua giá cao, rồi ôm hàng thì không ảnh hưởng gì hết”, ông Hiển nói,

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho rằng với cơ chế, chính sách hiện nay đã làm mọi cách không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản. Cụ thể, đầu năm 2017, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến năm 2018 chỉ còn 40%; trong khi những năm trước con số này lên đến 60%.

Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã chỉ thị các ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro ở các lĩnh vực bất động sản, thế nên nhiều ngân hàng sẽ phải kiểm soát chặt dòng vốn đổ vào thị trường này.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về bất động sản. Như vậy, ngân hàng đang phải chịu rủi ro rất lớn nếu chủ đầu tư bắt cá hai tay, tức là vừa vay vốn từ ngân hàng nhưng đồng thời được phép huy động vốn từ khách hàng.

Do đóhiện nay, chỉ phân khúc cao cấp hay những dự án đầu tư vào những khu vực mà nhu cầu về nhà ở đã bão hòa sẽ là nơi dễ xảy ra rủi ro nếu ngân hàng tiếp tục đẩy vốn vào.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi ngân hàng ‘bắt tay’ doanh nghiệp bất động sản