Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A). Chỉ trong 2 quý đầu năm, nhiều thương vụ bất động sản đình đám đã được “sang tên đổi chủ”.

Vốn ngoại ồ ạt đổ vào thị trường địa ốc Việt Nam

Phan Diệu | 12/07/2017, 05:48

Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A). Chỉ trong 2 quý đầu năm, nhiều thương vụ bất động sản đình đám đã được “sang tên đổi chủ”.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những chính sách khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Lượng vốn FDI đang không ngừng gia tăng trong những năm qua. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 19,2 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng để đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý, thị trường bất động sảnđang thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A). Chỉ trong 2 quý đầu năm, nhiều thương vụ bất động sản đình đám đã được “sang tên đổi chủ”.

Danh sách 25 thương vụ M&A nổi bật của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2017

Một trong những giao dịch nổi trội phải kể đến việc mua lại khu đất dự án thương mại 0,6ha ở vị trí đắc địa trong khu vực trung tâm TP.HCM nhằm mục đích xây dựng dự án phức hợp quốc tế loại A đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn CapitaLand. Dự án trên nhận giải ngân từ quỹ đầu tư 500 triệu USD nhắm tới các tài sản thương mại ở Việt Nam.

Cùng đó, CapitaLand cũng đã công bố việc mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8ha ở Thảo Điền - một trong những khu dân cư được ưa chuộng nhất tại TP.HCM để phát triển hơn 300 căn hộ. Động thái này thể hiện chiến lược mở rộng tiềm năng phát triển mảng nhà ở tại Việt Nam của chủ đầu tư này.

Một số thương vụ M&A điển hình khác có thể kể đến như việc hai tập đoàn của Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã thâu tóm 50% cổ phần trong dự án Mizuki Park từ tay Nam Long. Đây được xem là một trong những thương vụ M&A lớn nhất trong năm nay.

Một đối tác Nhật Bản khác là quỹ đầu tư Creed Group đã cùng đối tác trong nước là An Gia Investment hoàn tất việc thâu tóm5 block còn lại tại dự án Lacasa (quận 7) của Vạn Phát Hưng.

Thêm một tên tuổi đình đám khác của Singapore là Keppel Land đã chi 846 tỉ đồng để tăng cổ phần lên 16% trong dự án Saigon Centre của họ tại trung tâm TP.HCM. Tập đoàn này cũng đang liên doanh với các đối tác trong nước như Tiến Phước, Trần Thái trong dự án cao nhất Việt Nam Empire City 86 tầng trị giá 1,2 tỉ USD.

Đáng chú ý, qua quan sát của JLL Việt Nam, hiện có hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và đặc biệt là sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Phân khúc khách sạn luôn thu hút được sự quan tâm trong thời gian qua với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào Việt Nam. JLL cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời những thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục cũng đang không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân được đánh giá là phân khúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

“Việt Nam vẫn đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong khu vực, chúng tôi kỳ vọng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018”, JLL nhận định.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vốn ngoại ồ ạt đổ vào thị trường địa ốc Việt Nam