Những ngày này, cả thế giới đang hướng về hội nghị G20 diễn ra ở Thành Đô, Trung Quốc, khi đây là hội nghị cấp cao đầu tiên của nhóm các nước có nền kinh tế lớn và phát triển nhất thế giới sau sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit.

Khi vận mệnh nền kinh tế thế giới đặt trên vai các ngân hàng trung ương

Nhàn Đàm | 25/07/2016, 10:27

Những ngày này, cả thế giới đang hướng về hội nghị G20 diễn ra ở Thành Đô, Trung Quốc, khi đây là hội nghị cấp cao đầu tiên của nhóm các nước có nền kinh tế lớn và phát triển nhất thế giới sau sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit.

Kết quả của hội nghị G20 lần này sẽ quyết định hướng đi và cách thức mà thế giới sẽxử lý những hậu quả mà Brexit đem lại cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi mà hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản vẫn đang ở trong giai đoạn trì trệ, thì áp lực cứu vãn tăng trưởng ở các nền kinh tế này cũng như nền kinh tế toàn cầu sau Brexit lại một lần nữa được đặt trên vai các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới. Những người quyền lực nhất và có khả năng ảnh hưởng nhất đến thế giới thời điểm hiện tại không ai khác ngoài những nhà lãnh đạo cao nhất của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, đó là Janet Yellen của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda.

Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý của nước Anh để rời khỏi EU diễn ra vào ngày 23.6 đã được xem là báo hiệu cho một "mùa đông" đến sớm và đầy ảm đạm củanền kinh tế thế giới. Quỹtiền tệ quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016 xuống còn 3,1%, giảm 0,1% sau Brexit và cảnh báo mức suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 trên thực tế có thể sẽ còn diễn ra mạnh hơn, và dư chấn sẽ còn tiếp tục kéo dài đến năm 2017. Cả hai nền kinh tế Anh lẫn EU đều được dự báo sẽ suy giảm tăng trưởng từ 0,3-0,5% trong năm nay và kéo dài sang cả năm sau, và vì thế chắc chắn sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong hai năm 2016-2017. Khi mà Brexit và những hậu quả của nó là không thể đảo ngược, thì nền kinh tế thế giới chỉ còn có thể hy vọng vào sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn nhất để giảm thiểu phần nào những hậu quả do Brexit gây ra. Trọng trách đó đang được đặt trên vai các ngân hàng trung ương, điển hình là FED, BOJ và ECB.

Như thường lệ, FED đang là nhân vật chính có nhiều ảnh hưởng nhất ở thời điểm hiện tại. Trong suốt khoảng thời gian trước và sau khi Brexit diễn ra, FED đã hầu như đóng vai trò lãnh đạo các ngân hàng trung ương trong việc đối phó với sự kiện chấn động này, khi đã đứng đầu trong việc kết nối với các ngân hàng trung ương lớnđể đảm bảo thị trường tài chính thế giới không biến động quá mạnh nếu Brexit diễn ra – tương tự như những gì mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã gây ra. Việc chỉ có đồng bảng Anh sụt giá mạnh sau Brexit (khoảng 12%) trong khi các đồng tiền chủ chốt khác như USD, yen Nhật hay euro không biến động mạnh có thể xem như một thành công của nỗ lực ổn định thị trường tài chính thế giới của FED.

Những tin tức tốt về tình hình kinh tế Mỹ thời điểm hiện tại cũng đang khiến cho mọi hy vọng trên khắp thế giới đều đặt trên vai FED và Chủ tịch Janet Yellen. Một cuộc khảo sát sơ bộ dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý II năm nay sẽ lên tới 2,6% - một mức cao hơn nhiều so với tốc độ chỉ 1,1% trong quý I. Nó đang cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang tạo được đà tăng trưởng ổn định, có thể trở thành đòn bẩy cho nền kinh tế thế giới trong giai đoạn khó khăn hậu Brexit. Việc FED duy trì lãi suất đồng USD trong suốt thời gian qua, và một lần nữa cam kết sẽ giữ nguyên lãi suất hiện tại ít nhất là cho đến 9 vàohôm 20.7 vừa qua, có thể xem như một sự cam kết điều chỉnh trong đó FED đặt lợi ích tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lên hàng đầu.

Những kỳ vọng cũng đang được trên vai của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) khi nền kinh tế số ba thế giới cũng đang được xem là có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng tốc. Cuộc bầu cử Thượng viện thắng lợi áp đảo vừa qua đang cho phép chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe có thể thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế toàn diện và quy mô lớn chưa từng thấy. Việc liên minh cầm quyền của đảng LDP đang sở hữu 2/3 số ghế ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Nhật Bản cho phép ông Abe và Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda sẵn sàng tung ra ngay một gói kích thích kinh tế trị giá 20.000 tỉyen (tương đương 189 tỉUSD), và cùng với đó là tiếp tục cắt giảm lãi suất từ mức -0,1% hiện tại xuống mức -0,2%, một bước tiến xa hơn nữa trong chính sách lãi suất âm để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu cả nền kinh tế Mỹ lẫn Nhật Bản đều có thể hồi phục mạnh và tăng trưởng ấn tượng trong phần còn lại của năm, thì những hậu quả do Brexit tạo ra với nền kinh tế thế giới có thể sẽ bị đẩy lùi.

Tuy nhiên, mọi chuyện lại không diễn ra êm đẹp tương tự tại châu Âu, khi Brexit không chỉ là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các nhà lãnh đạo EU. Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với một trong những nguy cơ lớn nhất kể từ sau khủng hoảng nợ công Hy Lạp năm 2010, khi hệ thống ngân hàng Italia – một trong bốn nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Tổng các khoản nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Italia hiện đã lên tới 360 tỉeuro (tương đương 397 tỉUSD), vốn được xem là một trong những di sản do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cách đâyvài năm để lại. Nếu hệ thống ngân hàng Italia sụp đổ, nó sẽ đẩy nền kinh tế EU vào một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay, vượt xa cả khủng hoảng nợ công Hy Lạp lẫn sự ra đi của nước Anh cách đây một tháng.

Kể cả trong trường hợp tích cực nhất, khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể cứu vãn hệ thống ngân hàng Italia khỏi nguy cơ sụp đổ, thì nó cũng sẽ khiến nền kinh tế châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ. Việc giúp giải quyết khối nợ xấu khổng lồ của các ngân hàng Italia sẽ buộc các ngân hàng khác trong EU phải lập các tài khoản dự phòng, và điều này sẽ tác động xấu tới chính sách lãi suất thấp (hiện nay là lãi suất âm) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế EU của ECB. Trong bối cảnh đó, việc Anh rời khỏi EU có thể khiến nền kinh tế Liên minh châu Âu trở nên nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.

Nhàn Đàm (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
13 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi vận mệnh nền kinh tế thế giới đặt trên vai các ngân hàng trung ương