Ông Thọ hô hoán vợ và con trai 5 tuổi nhảy lên thùng lúa để tránh heo rừng. Bản thân ông Thọ trụ lại, lật chiếc bàn gỗ đang dọn cơm, chống cự với con heo rừng hung hãn.

Khiếp đảm kể chuyện đối mặt với heo rừng hung hãn

Một Thế Giới | 19/10/2015, 05:22

Ông Thọ hô hoán vợ và con trai 5 tuổi nhảy lên thùng lúa để tránh heo rừng. Bản thân ông Thọ trụ lại, lật chiếc bàn gỗ đang dọn cơm, chống cự với con heo rừng hung hãn.

Khoảng 16 giờ 30 ngày 18.10, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam) chỉ thông báo tin ngắn gọn cho người nhà bệnh nhân Phan Thị Hanh (80 tuổi) là ca mổ vừa xong, đang chờ hồi sức. Bà Hanh, nạn nhân trong vụ tấn công hy hữu từ heo rừng, là người bị thương nặng nhất với hơn 30 vết cắn khắp người, trong đó cổ tay gần như dập nát, đứt gân…
Heo rừng hung hãn
Bà Hanh bị heo rừng tấn công lúc khoảng từ 10 tới 10 giờ 30 hôm nay (18.10), khi đang chăn bò ngoài đồng thuộc thôn An Bình (xã Tam Lãnh), cách nhà khoảng 200 mét.
“Tôi đang ở nhà thì có người đến giục chạy ra đồng đưa mẹ đi cấp cứu. Tôi chạy ra chỉ thấy mẹ mình nằm ngất bên gốc me, chả thấy con heo ở đâu. Một cổ tay của mẹ tôi dập nát, đứt gân, có khả năng không thể phục hồi. Còn vết xước thì nhiều vô kể, không đếm hết. Lúc đó tôi sảng luôn!”, anh Nguyễn Ngọc Anh, 35 tuổi, kể với PV tại hành lang bệnh viện.
Sau khi chuyển sơ cứu tại trạm y tế xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh), bà Hanh được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.
“Lúc đó, mẹ tôi hơi tỉnh, biết kêu đau. Sau đó tôi đếm thử có hơn 30 vết cắn vào đầu, mặt, tay, hông, lưng. Riêng phần đùi phải bị 2 vết xước lớn”, anh Anh nói thêm.
heo rung tan cong, heo rung, Quang Nam, tai nan hy huu
Nạn nhân Phan Thị Hanh khi vừa chuyển xuống cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam
Chuyển xuống Bệnh viện đa khoa Quảng Nam chậm hơn chưa đầy nửa tiếng là một nạn nhân khác, bà Huỳnh Thị Lực (tên thường gọi là bà Quý). Đây là nạn nhân thứ 2 ở thôn An Bình.
Con út bà Lực, chị Nguyễn Thị Tuy (38 tuổi) vẫn chưa hoàn hồn.
“Mẹ tôi đi cắt cỏ cho bò ăn, chỉ loanh quanh phía ngoài hàng rào trụ sở UBND xã. Không ai chứng kiến cảnh mẹ tôi bị heo rừng tấn công như thế nào. Cho đến khi bà cố lết ra tới cổng kêu cứu thì mới biết”, chị Tuy rùng mình nhớ lại cảnh mẹ máu me bê bết, áo quần nát bét khi dính hơn 20 vết thương trên người.
Khi người thân chở bà Lực ra đến trạm xá xã, cũng là lúc bà Hanh (bị nặng nhất) được đưa lên xe chuyển xuống Tam Kỳ để cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.
Dùng bàn ăn chống cự heo rừng
Con heo rừng hung hãn sau khi từ ruộng băng qua suối lần lượt tấn công bà Hanh, bà Lực thì tiếp tục chạy sang thôn Bồng Miêu “gây hấn”.
Danh sách nạn nhân kéo dài với cha con anh Nguyễn Đình Thọ (45 tuổi) và Nguyễn Thành Tín (21 tuổi), khi bị heo tấn công vào chân phải chuyển cấp cứu. Bà Phạm Thị Dưỡng (50 tuổi) thì bị húc văng xuống ruộng, chỉ xây xát nhẹ.
Riêng tại nhà ông Lê Văn Thọ (50 tuổi), con heo rừng cũng xông vào, nhưng bị chủ nhà... chống cự quyết liệt, nên không gây ra thêm vụ thương tích nào.
“Lúc đó, nhà tôi đang ăn cơm trưa. Tự nhiên nghe phía sau hè có tiếng chó và heo kêu toáng lên, tôi chạy ra thấy một đống lù lù cứ tưởng là heo của ai nuôi chạy rông. Vừa quay vô lại, nó bất ngờ lao thẳng vào nhà tôi. Rứa là cả nhà bỏ cả mâm cơm, chạy”, ông Thọ kể.
Trong lúc hoảng loạn, ông Thọ vẫn kịp giục vợ và con trai 5 tuổi nhảy lên thùng lúa để tránh, còn ông Thọ trụ lại lật chiếc bàn gỗ đang dọn cơm để chống cự với heo rừng.
“Nó táp một hồi rồi cũng nản, lẳng lặng bỏ đi. May là không ai hề hấn gì. Mà là do vướng vợ con, chớ không tôi kiếm cây rựa “chơi” lại nó liền. Nó từ từ bỏ đi và suýt cắn thêm bà Ân có nhà ở bên cạnh. Con heo đó hung hãn thật. Thôi thì mâm cơm trưa nát bét hết, cả nhà tôi nhịn luôn đến bây giờ”.
“Tôi nghe ông bà hay nói heo rừng chỉ bị thương mới say máu cắn càn, giờ mới thấy lần đầu có con heo lao thẳng vào nhà. Không biết nó có bị thương tích chi không nữa”, ông Thọ dự đoán nguyên do khiến con heo rừng gần 50 kg bất ngờ tấn công người dân.
Đến chiều tối nay 18.10, khi người thân các nạn nhân vẫn đang chờ tin tức từ bên trong phòng mổ, thì ở trên xã Tam Lãnh các cán bộ xã cũng chưa bớt lo.
“Địa bàn rộng lớn quá. Đành phải tạm cảnh báo cho bà con đề phòng mỗi khi ra đường”, ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh chia sẻ.
H.X.Huỳnh/ Thanh Niên
>> Hai át chủ bài của phe Cộng hòa: Donald Trump và Jeb Bush đại chiến 
>> Tân Bí thư Nguyễn Thanh Nghị: Phát triển Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế 
>> FIFA miễn nhiệm tất cả thành viên trong BCH LĐBĐ Thái Lan
>> 1.001 lí do dẫn lối vào nghề của các diễn viên phim người lớn Nhật
>> Đại gia điếu cày gặp hạn, 8X gốc Việt tung hoành trên đất Mỹ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khiếp đảm kể chuyện đối mặt với heo rừng hung hãn