Sáng 6.11, tại tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều tin đồn vỡ đập thủy điện khiến người dân lo lắng trong thời điểm nước lũ vẫn đang dâng cao. Tuy nhiên sau đó, chính quyền đã khẳng định không hề có việc này.

Không có chuyện vỡ đập thủy điện ở Quảng Nam

Lê Đình Dũng | 06/11/2017, 12:49

Sáng 6.11, tại tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều tin đồn vỡ đập thủy điện khiến người dân lo lắng trong thời điểm nước lũ vẫn đang dâng cao. Tuy nhiên sau đó, chính quyền đã khẳng định không hề có việc này.

Lúc 10g sáng nay,tại trụ sở UBND huyện Bắc Trà My, hàng ngàn người dân tụ tập tại trụ sở UBND huyện bày tỏ lo ngại trước thông tin Thủy điện Sông Tranh 2 có nguy cơ vỡ đập.

Có mặt chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão tại đây, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin thất thiệt. Hiện tại mọi công tác giám sát an toàn và vận hành đang trong tầm kiểm soát.

Nguồn tin đồn thất thiệt xuất phát từ một nhóm thanh niên chạy xe máy xung quanh thị trấn và la hét với nội dung vỡ thủy điện Sông Tranh 2. Ngoài ra một số trang Facebook cá nhân còn tung cảnh báo lên khiến người dân ở hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn lo lắng. Tuy vậy,UBND huyện Bắc Trà My khẳng định đã, đang nắm thông tin thường xuyên với Ban quản lý Thủy điện và không hề có chuyện nguy cơ vỡ đập.

Khẳng định với báo điện tử Một Thế Giới qua điện thoại, ông Lê Nho Triều, Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Bắc Trà My (nơi có thủy điện Sông Tranh 2) cho biết: “Không hề có chuyện đó. Đây là tin đồn nhảm”.

Ở huyện Nam Trà My, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện cũng cho biết không có chuyện gì xảy ra và cũng không nghe thông tin gì.

Hiện lũ ở hạ du các sông lớn tỉnh Quảng Nam vẫn xuống chậm.

Một chủ tài khoản Facebook đưa tin thủy điện Sông Tranh 2 vỡgây hoang mang

Sau đó, tài khoản này điều chỉnh lại thông tin - Ảnh chụp màn hình

Các mức phạt với người tung tin đồn thất thiệt

Xử phạt hành chính:Nếu thông tin thất thiệt có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì hành vi tung hoang tin, bịa đặt bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐ-CP.

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2009/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 63/2007/NĐ-CP, hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Theo Điều 37 Bộ luật dân sự, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, người nào tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Xử lý hình sự:Tùy theo từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý như sau:

- Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

- Nếu không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự. Cụ thể, người nào thực hiện hành vi“đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của bộ luật này”xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Ngoài những quy định chung nêu trên, tùy theo từng lĩnh vực, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý riêng theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó. Ví dụ người có hành vi “bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường” có thể bị xử phạt theo Điều 18 Nghị định 84/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; người có hành vi “tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Theo VNExpress)

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không có chuyện vỡ đập thủy điện ở Quảng Nam