“Không nước nào tự nhận mình tiến bộ mà lại không có hệ thống bảo hiểm cho toàn dân, trong đó có BHYT, chưa kể BHXH hiện nay mới có 25% người tham gia. Từ trước đến nay người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm, vì vậy, đây là cuộc vận động lớn để thay đổi thói quen của người dân”.

Không được phân biệt người có BHYT và đối tượng khác trong khám chữa bệnh

Trí Lâm | 03/06/2016, 17:26

“Không nước nào tự nhận mình tiến bộ mà lại không có hệ thống bảo hiểm cho toàn dân, trong đó có BHYT, chưa kể BHXH hiện nay mới có 25% người tham gia. Từ trước đến nay người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm, vì vậy, đây là cuộc vận động lớn để thay đổi thói quen của người dân”.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương trên toàn quốc bàn các giải pháp đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, diễn ra sáng nay3.6.

Tại hội nghị,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcnhấn mạnh, nâng cao tỷlệ BHYT, tiến tớiBHYT toàn dân là việc rất thiết thực, nhất là đối với người nghèo, đối tượnggặp nhiều khó khăn.Đây là một trong những việc quan trọng nhất để bảo đảm an sinh xã hội.

"Chỉ tiêu nâng lên bao nhiêu? 85% hay 90%? Tôi nghĩ là phải là 91%" - Thủ tướng cho biết và yêu cầu phát triển BHYT toàn dân, không chỉ số lượng mà cả chất lượng. Bảo đảm người bệnh có thẻ BHYT được hưởng đầy đủ các quyền lợi trong chăm sóc sức khỏe.

Tổng giám đốcBHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minhchia sẻ rằng quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. BHXH Việt Nam chưa được giao đầy đủ trách nhiệm để đề xuất các cơ chế, chính sách.Đồng thời, quyết định số1548 của Thủ tướng về việcgiao các địa phương huy động nguồn lực hỗ trợ người dân, trước mắt hỗ trợ 30% còn lại cho các hộ cận nghèo mua BHYT nhưng một số tỉnh chưa có cơ chế hỗ trợ. Hầu hết các địa phương chưa hỗ trợ các hộ nông-lâm-ngư nghiệp có mức sống trung bình;đối tượng học sinh, sinh viên…

Nói về giải pháp, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, ngành y tế phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trước tiên là không phân biệt giữa người khám bằng thẻ BHYT và khám dịch vụ. Việc này dù đã có tiến bộ nhưng vẫn còn sự khác biệt, chính Phó thủ tướngđã nhiều lần trực tiếp đi khảo sát.

Vấn đề thứ hai, theo ông Đam, quan trọng hơn là làm sao người dân đóng BHXH thì khi vào viện phải bỏ tiền túi ít hơn, đây là trách nhiệm rất lớn của ngành. Việc này cần nhiều giải pháp như thay đổi cơ chế quản lý bệnh viện, liên thông toàn bộ các bệnh viện, tức là người dân cầm một cái thẻ thì đi bất kỳ đâu cũng được khám chữa bệnh.

“Quan trọng hơn nữa, làm sao tăng tỷlệ người dân tham gia BHYT tự nguyện, hiện mới chỉ đạt 10%. Một mặt chúng ta cần vận động người dân, mặt khác việc điều chỉnh giá dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ tác động đến đối tượng này” – Phó thủ tướng Đamnói.

Phó thủ tướng dẫn chứng, nếu không mua thẻ BHYT thì chi phí khám chữa bệnh, điều trị sẽ rất cao. Báo cáo từ một số địa phương cho biết sau khi có thông tin điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ thì tỷlệ người mua BHYT tự nguyện đã tăng lên.

"Chúng ta có lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế hướng tới mục tiêu các cơ sở y tế cơ bản tự chủ về tiền lương, phụ cấp sau khi tính vào giá dịch vụ trong khi hiện mộtnăm chúng ta dành 11.000 tỉ đồng chi lương cho ngành y tế. Tôi đề nghị ngân sách không giảm khoản này và chuyển sang hỗ trợ cho một số đối tượng mua BHYT tự nguyện lần đầu từ năm 2017” – ông Đam nhấn mạnh.

Về lâu dài, Phó thủ tướng cho rằng Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Namcần nghiên cứu, xem xét ngoài việc bán dịch vụ BHYT cơ bản thì phải mở ra thị trường BHYT cao cấp hơn, đây chính là phát triển thị trường bảo hiểm.

“Không nước nào tự nhận mình tiến bộ mà lại không có hệ thống bảo hiểm cho toàn dân, trong đó có BHYT, chưa kể BHXH hiện nay mới chỉcó 25% dân sốtham gia. Từ trước đến nay người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm, vì vậyđây là cuộc vận động lớn để thay đổi thói quen của người dân” – Phó thủ tướng cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tổng chi phí thanh toán của quỹ BHYT năm 2012 là 31,1 nghìn tỉ đồng đã tăng lên 41,1 nghìn tỉ đồng vào năm 2014 và năm 2015 khoảng 50 nghìn tỉ đồng, qua đó cho thấy người có thẻ BHYT đã tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế.

Bà Kim Tiến cho biếtngành y tế đã triển khai nhiều đề án xây dựng, nâng cấp nhiều bệnh việntuyến trung ương và địa phương, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh việnvệ tinh, bệnh việntuyến dưới,xây mới 200 trạm y tế xã ở những vùng đặc biệt khó khăn tại các tỉnh vùngTây Bắc, Tây Nguyên..., triển khai mô hình bác sĩ gia đình.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việcđổi mới cơ chế tài chính, quy định thống nhất giá đổi mới tài chính, giá dịch vụ khám chữa bệnh, trước mắt là hơn 1.800 dịch vụ kỹ thuật đối với người bệnh có thẻ BHYTđã góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế nhưng không ảnh hưởng đến chính sách xã hội, người nghèo, vùng khó khăn, làm tăng quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT đồng thời từng bước thu hút thêm người dân tham gia BHYT...

Trí Lâm
Bài liên quan
Tình trạng rút BHXH một lần liên tục tăng, vẫn là vấn đề rất nóng
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần liên tục tăng, tháng 4.2024 có 121.873 người rút, tăng gần 39% so với trung bình của cả quý 1/2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chậm nhất ngày 17.5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17.5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không được phân biệt người có BHYT và đối tượng khác trong khám chữa bệnh