Thủ tướng yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Tinh thần là không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp.

Không tăng giá điện trong năm 2018, không sử dụng tên 'trạm thu giá'

Trí Lâm | 02/06/2018, 19:35

Thủ tướng yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Tinh thần là không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 2.6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 53,9 điểm, cao nhất trong khu vực ASEAN.

Trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, Tổ chức đánh giá tín dụng Fitch dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2018, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng, sản xuất tiếp tục khởi sắc và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh.

Fitch đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong số các nước có cùng mức xếp hạng “BB”. Fitch cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam chủ yếu là do Chính phủ Việt Nam đã thực hiện tốt cam kết kiềm chế nợ công và cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế khởi sắc nhưng CPI tăng

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương 28.718 nhiệm vụ. Trong đócó 17.231 nhiệm vụ đã hoàn thành, 11.043nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 444 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,5%, tăng 0,1% so với tháng trước).

Về việc thực hiện Chương trình công tác, theo kế hoạch, 6 tháng đầu năm có 174 đề án các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đến 1.6, các bộ đã trình 91 đề án (đạt 52,3% số đề án phải trình), trong đó 29 đề án đã được ban hành (chiếm 31,86% số đề án đã trình); 45 đề án các bộ, cơ quan đang hoàn thiện; 38 đề án đã quá thời hạn chưa trình theo tiến độ.

Tuy nhiêntheo Bộ trưởng Dũng, mặc dù nền kinh tế nhìn chung có dấu hiệu khởi sắc, phục hồi nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,55% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây (do tăng giá giao thông 1,72%, dịch vụ ăn uống 0,88%),tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,61% so với tháng 12 năm trước.

Tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn (tôm thẻ chân trắng giảm giá mạnh do cung vượt cầu; nhiều mặt hàng nông sản giá ở mức thấp phải giải cứu), hàng hóa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có rất nhiều rủi ro; ngành chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại (2 tháng đầu năm tăng 15,5%; 3 tháng tăng 14,1%; 4 tháng tăng 12,5%); khai khoáng giảm 2,2%; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn, thách thức lớn. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và tăng thêm giảm 30,8% so với cùng kỳ; tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn (5 tháng có trên 5.500 doanh nghiệp giải thể, tăng 18,1% và gần 33.400 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 3,9%).

Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm 50% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được triển khai triệt để, nhiều bộ ngành chưa quyết liệt.

Không tăng giá điện trong năm nay

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết 01, 19, 35 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ. Tinh thần là phải quyết liệt vào việc, quyết tâm hành động, nói đi đôi với làm, tăng cường kỷ luật kỷ cương; xử lý các vấn đề đặt ra, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt;

“Chúng ta không được chủ quan, cần phải nỗ lực quyết tâm cao, cùng với những giải pháp đã đề ra, phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 6,7% nhưng phải bảo đảm kiểm soát lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Tinh thần là không tăng giá điện trong năm nay; chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp”, Bộ trưởng nêu.

Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế vĩ môổn định và tăng trưởng tích cực, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động, cải cách thể chế, cải cách doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước), phát triển doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp, cơ cấu lại nợ công... tiếp tục phấn đấu để đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp như Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã đề ra.

Tiếp tục triển khai các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công, tài chính-ngân sách; tín dụng-tiền tệ; nông nghiệp và nông thôn; xây dựng; giao thông vận tải; dịch vụ, du lịch; văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; cải cách hành chính; quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chủ động xử lý các vấn đề xã hội bức xúc như đã nêu.

Không sử dụng tên “trạm thu giá”

Về vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là tên gọi trạm BOT, báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết phí giao thông BOT cũng tương tự như học phí và viện phí. Trong đó, viện phí dù đã được điều chỉnh để tiếp cận giá trị trường nhưng vẫn có tên gọi như vậy nên không việc gì phải đổi tên để tạo tâm lý không tốt trong người dân. Quan điểm của Bộ Công an cũng là nên giữ tên gọi là “trạm thu phí BOT”.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu ý kiến của các cơ quan chức năng và nhân dân, tiếp tục nghiên cứu thêm tên gọi cho trạm thu phí giao thông BOT cho phù hợp, nhưng không sử dụng tên “trạm thu giá”.

Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục rà soát các dự án, hoàn tất đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng để điều chỉnh giảm phí BOT tại các trạm đã quyết toán theo nguyên tắc ưu tiên giảm phí hơn giảm thời gian hoàn vốn.

Về giải ngân đầu tư công, Thủ tướng nêu rõ: “Không sử dụng kịp thời thì bị kỷ luật và cắt vốn để đảm bảo giải ngân hết số vốn đã được giao. Còn đôn đốc, kiểm tra, các nghị quyết riêng… thì các bộ, các địa phương phải tập trung lo việc này. Thanh tra, kiểm tra, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây chậm trễ”.

Với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, Thủ tướng cho rằng tình trạng “tín dụng đen” đang diễn ra tại một số địa phương, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa và đẩy lùi tình trạng này.

Đối với một số vấn đề xảy ra tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ VHTT-DL Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm, đồng thời tổ chức lại một cách căn bản Liên đoàn này.

Đối với tình trạng có cả cán bộ xã, một số cán bộ kiểm lâm cũng tham gia phá rừng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương và bộ ngành xử lý nghiêm để răn đe.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
11 phút trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không tăng giá điện trong năm 2018, không sử dụng tên 'trạm thu giá'