Bằng cách số hóa các thủ tục khiếu nại, hàng loạt công ty khởi nghiệp giúp khách hàng nhận tiền bồi thường từ các chuyến bay bị hoãn, hủy, có doanh thu tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Kiếm triệu USD từ các chuyến bay bị hoãn

Theo Tuổi Trẻ | 02/11/2016, 07:33

Bằng cách số hóa các thủ tục khiếu nại, hàng loạt công ty khởi nghiệp giúp khách hàng nhận tiền bồi thường từ các chuyến bay bị hoãn, hủy, có doanh thu tăng nhanh trong thời gian gần đây.

AirHelp là công ty có trụ sở tại Đan Mạch, cung cấp dịch vụ kiểm tra email, thông tin đăng ký chuyến bay và giúp khách hàng nhận tiền bồi thường từ những lần bị hủy, trễ chuyến.

Công ty này chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ hóa đơn hành chính và pháp lý, sau đó thông báo cho khách hàng số tiền mà họ có thể nhận được và tính phí dịch vụ bằng 25% trong số đó.

“Các hãng bay khiến mọi thứ trở nên quá phức tạp đến mức bạn phải bỏ cuộc trước khi lấy lại được tiền vé”, Rune Knudsen, một khách hàng đã nhờ AirHelp lấy lại tiền bồi thường hồi năm ngoái sau khi chuyến bay của anh này bị trễ ở Copenhagen.

Bằng cách số hóa các thủ tục khiếu nại, những công ty như AirHelp, Flightright, EUclaim và Gate28 đã giúp cân bằng cán cân quyền lực giữa các hãng bay và khách hàng. Nhờ đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp này gần như tăng lên theo cấp số nhân.

Kể từ năm 2007 đến nay, EUclaim đã thu về khoảng 58 triệu euro. Riêng trong năm 2016, doanh thu đã là hơn 20 triệu euro.

Trong khi đó, AirHelp đã giúp khoảng 800.000 khách hàng lấy lại 57 triệu euro chỉ trong sáu tháng đầu năm nay.

Sau khi được thành lập từ năm 2013 đến năm 2015, công ty này cũng giúp 400.000 khách hàng nhận lại được 28 triệu euro.

Con số này vượt xa những gì mà Sở Giao thông Hoa Kỳ đạt được. Trong vòng chín năm, đơn vị này chỉ thực hiện 11 hình thức phạt dành cho các hãng bay phạm luật và thu về chỉ 2,14 triệu USD.

Kể từ năm 2004, quyền lợi khách hàng tăng lên rõ rệt sau khi Cộng đồng châu Âu tuyên bố mức tiền mà các hãng bay phải chi trả nếu hoãn hoặc hủy chuyến.

Chỉ cần chuyến bay trễ hơn ba giờ, khách hàng đã có quyền đòi bồi thường với mức tiền lên đến 600 euro mỗi chuyến.

Đối với các hãng bay, sự xuất hiện của những dạng công ty khởi nghiệp này là mối đe dọa lớn đến lợi nhuận và tài chính.

Chính vì vậy, nhiều hãng tìm cách “lách” các hình phạt bằng cách nêu ra những lý do khách quan, không mong muốn.

Trong những phiên tòa gần đây, một vài hãng bay đã thoát tội với lý do máy bay bị sét đánh hoặc bị chim bay vào động cơ, từ đó phải hoãn để kiểm tra an toàn.

“Luật lệ hiện giờ không thực tế. Chúng tôi phải trở thành hãng bảo hiểm cho tất cả những vụ rắc rối xảy ra trong chuyến bay của hành khách, kể cả khi chúng tôi không gây ra chuyện đó” - Geert Sciot, người phát ngôn của nhóm vận động thuộc Hiệp hội Hàng không châu Âu, nói.

“Nếu khách hàng cứ liên tục đòi tiền bồi thường thì hậu quả là sẽ có lúc chúng tôi phải tăng giá vé máy bay” -Geert cho biết.

Tuy nhiên, dường như các hãng bay chỉ là thiểu số, bởi ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ này.

William Cunningham, một người đàn ông 71 tuổi ở Las Vegas, đã thu lại được 900 euro nhờ AirHelp.

Chuyến bay của ông từng bị Hãng hàng không Anh hoãn suốt 21 tiếng và khiến ông không thể đến thăm Barcelona.

William nói từ giờ về sau ông sẽ không bao giờ liên hệ trực tiếp với các hãng bay để khiếu nại.

Theo Bình Minh/Tuổi Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiếm triệu USD từ các chuyến bay bị hoãn