Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) cuối năm ngoái dự báo Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào 2028.

Kinh tế Trung Quốc có vượt được Mỹ vào năm 2028?

Cẩm Bình | 03/01/2021, 15:02

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) cuối năm ngoái dự báo Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào 2028.

CEBR còn đánh giá trong số các cường quốc, chỉ có Trung Quốc thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và sẽ đưa nền kinh tế tăng trưởng thêm 2% năm 2020.

Tuy nhiên, học giả Steven W. Mosher chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho rằng cả hai dự báo đều chẳng đáng tin.

Ông nhắc lại rằng 10 năm trước hầu như mọi người đều tin Trung Quốc chuẩn bị vượt mặt Mỹ vào năm 2020, nhưng hiện nay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ là hơn 21 nghìn tỷ USD – gần gấp đôi Trung Quốc với 14 nghìn tỷ USD. Giới kinh tế học lúc đó phạm sai lầm vì tin số liệu tăng trưởng 6,5% hằng năm mà chính quyền Bắc Kinh công bố.

Theo học giả Mosher, CEBR mắc sai lầm tương tự khi tin Trung Quốc là trường hợp nằm ngoài đà suy giảm kinh tế toàn cầu chỉ vì giới chức nước này khẳng định như vậy. Số liệu kinh tế Trung Quốc công bố hoàn toàn có khả năng đã được “làm đẹp”.

chinagdpthumb2_960x540.jpg
Kinh tế Trung Quốc chưa chắc hồi phục thần kỳ như số liệu chính quyền Bắc Kinh công bố - Ảnh: The Wall Street Journal

CEBR dường như cũng đánh giá thấp Mỹ, tin rằng chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tân lãnh đạo Washington chưa chắc tăng thu thuế, tăng chi phí năng lượng, áp đặt thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt hay xóa bỏ trừng phạt và thuế quan nhằm vào Trung Quốc.

commentary-biden-economy-innovation-gettyimages-1228643707.jpg
Ông Biden có thể kế thừa chính sách thúc đẩy kinh tế dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump - Ảnh: Getty Images

Thậm chí khi chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden đi theo mô hình hồi phục chậm như thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ cũng chỉ quay lại mức như năm 2016. Trong khi đó sự phát triển của Trung Quốc không có gì bảo đảm vì bộ máy nhà nước còn bộc lộ hạn chế, ngăn cản đổi mới.

Hiện tại, chính quyền Bắc Kinh đang tiến hành “xử lý” doanh nhân thành công nhất Trung Quốc Jack Ma vì dám chỉ trích quy định tài chính của nước này quá nghiêm ngặt, kìm hãm phát triển. Ant Group - đơn vị tài chính thuộc sở hữu Jack Ma - bất ngờ thông báo hoãn đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Ant Group (thuộc sở hữu Jack Ma) trên cả 2 sàn Thượng Hải và Hồng Kông, vị tỷ phú 54 tuổi bị yêu cầu không rời khỏi Trung Quốc, tập đoàn Alibaba do ông tạo dựng chịu điều tra chống độc quyền.

Những gì diễn ra với Jack Ma có thể xảy ra với bất cứ ai dám qua mặt giới chức Trung Quốc. Nhiều người có thể chạy ra nước ngoài (đem theo cả tài sản) để bảo vệ chính mình.

Hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Dân số Mỹ, học giả Mosher từng có nhiều năm sống tại Trung Quốc. Ông xuất bản nhiều sách viết về quốc gia này – mới nhất là quyển "Bully of Asia: Why ′China's Dream′ Is the New Threat to World Order ” (năm 2017).

Bài liên quan
Các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc tiêu thụ lượng nước đủ cho 26 triệu người dùng, AI sẽ gây thêm căng thẳng
Sự phát triển không ngừng của các trung tâm dữ liệu và ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc có thể làm tăng đáng kể nhu cầu về tài nguyên nước, theo báo cáo mới từ tổ chức tư vấn China Water Risk.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Trung Quốc có vượt được Mỹ vào năm 2028?