Hồ sơ "Kẻ sùng tín" của tác giả William McCants, đăng trên trang web www.brookings.edu (của Viện Brookings-Mỹ) nêu thủ lĩnh IS từng là chú bé ngoan đạo Baghdadi chưa hề khát máu, nhưng nay, Baghdadi không chỉ trách, mà giết cả kẻ không tuyệt đối giữ đạo.

Kỳ 2: Chú bé ngoan đạo Baghdadi chưa hề khát máu

31/10/2015, 05:08

Hồ sơ "Kẻ sùng tín" của tác giả William McCants, đăng trên trang web www.brookings.edu (của Viện Brookings-Mỹ) nêu thủ lĩnh IS từng là chú bé ngoan đạo Baghdadi chưa hề khát máu, nhưng nay, Baghdadi không chỉ trách, mà giết cả kẻ không tuyệt đối giữ đạo.

Người hâm mộ gọi Baghdadi là “Chỉ huy của các tín đồ”, một danh hiệu chỉ dành cho các thủ lĩnh tôn giáo tối cao của đế chế Hồi giáo thời Trung cổ.

Dù “vương quốc” của Baghdadi nhỏ hơn, ông ta có hàng triệu “thần dân”. Một số trung thành với ông ta đến điên rồ, nhiều người khác thì co rúm lại vì sợ bị đổ máu, nếu thách thức niềm tin Hồi giáo bạo lực của .

Baghdadi tên thật là Ibrahim Awwad Ibrahim al-Badri, sinh năm 1971 ở thành phố cổ Samarra (Iraq) là con trai của một giáo sĩ giảng kinh Coran của đạo Hồi tại giáo đường địa phương.

Lúc nhỏ, Ibrahim lầm lì, ít nói và khi lên tiếng thì chỉ nói lí nhí. Hàng xóm nhớ Ibrahim hay xấu hổ, sống rút mình, chẳng hề cằn nhằn khi bị đối phương đốn ngã trong những trận bóng đá, môn thể thao ưa thích nhất của Ibrahim.

Nhưng những ảnh chụp Ibrahim thời này cho thấy ánh mắt trừng trừng dưới mái tóc đen của thủ lĩnh khủng bố tương lai.

Từ bé, Ibrahim có biệt danh "Kẻ sùng tín" khi không đi học, cậu dành nhiều thời gian ở giáo đường, học tập tôn giáo. Theo một người em trai là Shamsi, khi về nhà lúc tối, Ibrahim trách cứ bất kỳ ai tránh không thực thi các quy định nghiêm khắc cùa đạo Hồi.

Muốn làm công chức phải vào đảng Baath

Gia đình Baghdadi thuộc giai cấp trung lưu, nổi tiếng ngoan đạo, và tự hào về tổ tiên theo đạo Hồi dòng Sunni vốn xưng là hậu duệ của tiên tri Mohammad, dù lãnh đạo Hồi giáo dòng Shiite được chôn ở giáo đường Al-Askari có mái vòm mạ vàng ở Samara.

Hai dòng đạo này chia rẽ với nhau từ rất lâu, và Al-Qaeda từng đánh bom giáo đường trên-nhiều năm sau khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, nhằm chuyển sự chia rẽ ấy thành hiện thực.

Awwad là cha của Baghdadi, giảng đạo tại giáo đường này, và đó cũng là nơi cậu Ibrahim bắt đầu dạy trẻ em hàng xóm học tụng kinh Coran. Đó là trải nghiệm đầu tiên về hoạt động truyền giáo của Baghdati, người dành vô số thời gian học làm chủ kỹ năng rao giảng.

Dù gia đình Baghdadi mộ đạo, một số thành viên lại vào đảng Baath, một tổ chức theo chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo đảng này dù chấp nhận sự mộ đạo nhưng lại rất lo sợ những nhà hoạt động tôn giáo là nỗi đe dọa cho quyền lực của họ.

Đảng Baath thống trị chính trường và chính quyền Iraq từ cuối những năm 1960, nên công dân muốn làm công chức, thì phải gia nhập đảng này, bất kể tín ngưỡng của họ.

Vì thế, hai trong số các chú bác của Baghdadi là nhân viên an ninh của Tổng thống Saddam Hussein, một trong những người anh trở thành sĩ quan quân đội. Một người anh khác đi lính, chết trong trận chiến 8 năm giữa Iraq (có Mỹ hỗ trợ ngầm) với Iran hồi thập niên 1980.

Ngay cả Baghdadi cũng có thể phải đi lính, thậm chí chết, nếu cuộc chiến này kéo dài lâu hơn. Vì cậu không thể thoát chuyện phải thi hành nghĩa vụ quân sự, dù bị cận thị.

Gia đình Baghdadi không chỉ có quan hệ với đảng Baath -để được tồn tại dưới thời Hussein-mà còn vì nhiều thành viên, kể cả cha cậu, là thành viên Salafi,một nhánh giữ đạo đến độ cực đoan của dòng Sunni vốn phổ biến ở Saudi Arabia và đa phần Trung Đông gồm Iraq.

Nhà lập quốc Saudi Arabia, Muhammad ibn Abd al-Wahhab là tín đồ Salafi, từng học ở Mosul hồi thế kỷ 18, và nhiều nhà truyền giáo Salafi hoạt động khắp Iraq hồi thế kỷ 20.
Ky 2: Chu be ngoan dao Baghadi chua he khat mau
Hồ sơ học sinh của Baghdadi
Cách Hussein lấy lòng Salafi

Hussein nhận định Salafi là nỗi đe dọa, vì nhánh đạo này lên án chủ nghĩa thế tục và muốn chính quyền áp đặt luật Hồi giáo.

Nên khi tín đồ Salafi ở Iraq tự lập những tổ chức truyền đạo hồi cuối thập niên 1970, Hussein bỏ tù họ với lý do lập các đoàn thể trái phép.

Hussein chỉ ngưng đàn áp khi Iraq đánh nhau với người Iran theo dòng Shiite, vì ông cần duy trì sự ủng hộ của cộng đồng Sunni ở Iraq, tức gồm tín đồ Salafi.

Nhưng hai năm sau khi kết thúc cuộc chiến với Iran, năm 1990, Hussein ép hàng ngàn tín đồ Salafi ký cam kết: không được lôi kéo người Iraq vào đạo này.

Nhưng Hussein cũng muốn có sự hợp tác của cộng đồng Hồi giáo, nên năm 1989, ông lập Đại học Hussein nghiên cứu Hồi giáo: một trong những cách ông dùng tôn giáo để duy trì quyền lực trong xã hội Iraq.

Năm 1993, Hussein lập Chương trình Đức tin, nhằm lấy lòng những chức sắc tôn giáo bảo thủ, bằng cách đóng cửa vũ trường, cấm uống rượu-bia nơi công cộng, ra các mức phạt nặng-đúng luật Hồi giáo-như chặt một cánh tay, chân của kẻ trộm cướp.

Đó cũng là cách Hussein hù dọa dân phải kính sợ, mà không làm hỏng uy tín ông là một người bảo vệ tín ngưỡng.

Ngoài Chương trình Đức tin, Hussein cũng cổ động nghiên cứu và xướng kinh Coran, hứa dùng ngân sách quốc gia để đào tạo 30.000 người giảng bộ kinh Hồi giáo này.

Hussein còn hiến 28 lít máu của ông để làm mực in một cuốn kinh Coran, trữ trong giáo đường Mẹ của tất cả các cuộc chiến.

Còn tiếp…

Bích Ngọc (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Chú bé ngoan đạo Baghdadi chưa hề khát máu